Saturday, April 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMa túy trở thành ‘bệnh dịch’ ở Triều Tiên

Ma túy trở thành ‘bệnh dịch’ ở Triều Tiên

Với các hóa chất tiền thân rẻ tiền từ Trung Quốc, chính quyền Kim Jong Un có thể sản xuất ma túy đá với số lượng lớn, theo NTD.

Tình trạng sử dụng ma túy ở Triều Tiên đang diễn ra như một thứ bệnh dịch, NTD cho biết. Cơ quan Ma túy Quốc tế Hoa Kỳ cho biết việc sử dụng ma túy đá ở Triều Tiên rất phổ biến, bất kể tầng lớp, từ sinh viên đến công nhân và những người giàu có trong xã hội.

Theo ông Lee Kwan-hyung, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Dữ liệu về Nhân quyền Triều Tiên có trụ sở ở Seoul cho biết, có tới 30 phần trăm người Bắc Hàn sử dụng ma túy.

Triều Tiên cũng là nước xuất khẩu ma túy đá chủ yếu trên toàn cầu.

Nhiều người đang phải chịu thống khổ vì hoạt động sản xuất ma túy đá của Triều Tiên. Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là người dân Triều Tiên, kế đến là người dân ở Liêu Ninh, một tỉnh của Trung Quốc tiếp giáp với Triều Tiên và là một ống dẫn chính cho hoạt động xuất khẩu ma túy của Triều Tiên.

“Trái ngược với phần lớn các khu vực ở Trung Quốc, tình trạng lạm dụng ma túy ở khu vực này chủ yếu là ma túy đá”, theo báo cáo chiến lược quốc tế về kiểm soát ma tuý năm 2012 của Cơ quan Ma tuý Quốc tế Hoa Kỳ năm 2012.

Ảnh chụp màn hình từ Nhật báo Cảnh sát Trung Quốc (China Police Daily) cho thấy cảnh sát vũ trang thu giữ ma túy bất hợp pháp ở làng Boshe thuộc thành phố Lufeng ở tỉnh Quảng Đông. (Ảnh chụp màn hình / cpd.com.cn)

Ảnh chụp màn hình từ Nhật báo Cảnh sát Trung Quốc (China Police Daily) cho thấy cảnh sát vũ trang thu giữ ma túy bất hợp pháp ở làng Boshe thuộc thành phố Lufeng ở tỉnh Quảng Đông. (Ảnh chụp màn hình / cpd.com.cn)

Năm ngoái, hãng tin Telegraph của Anh cho biết các công nhân Triều Tiên đã bị bắt dùng ma túy đá để họ đẩy nhanh tiến độ của một dự án xây dựng lớn.

“Các nhà quản lý dự án hiện đang công khai cung cấp ma túy cho các công nhân xây dựng để họ có thể làm việc nhanh hơn”, một nguồn ở Bình Nhưỡng nói với RFA.

Ông Phil Robertson, giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, gọi hoạt động này là một hình thức “lao động nô lệ”.

Ông nói: “Chính phủ Triều Tiên muốn hoàn thành những tòa nhà này để chứng tỏ rằng họ là một nước phát triển. Nhưng loại lao động cưỡng bức này hoàn toàn bị lên án bởi cộng đồng quốc tế.”

RELATED ARTICLES

Tin mới