Sunday, May 5, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ lại bị "hố" khi khoe khoang về sức mạnh quân đội

TQ lại bị “hố” khi khoe khoang về sức mạnh quân đội

Trong tương lai, không phải các tiêm kích dòng J-11 hay chiến đấu cơ tàng hình J-20 mà J-16 mới là xương sống của Không quân và Hải quân Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc vừa đăng tải một bức ảnh khoe số lượng lớn máy bay chiến đấu đa năng J-16 đã được chế tạo cho lực lượng này, theo giới thiệu thì lượng tiêm kích xuất xưởng sẽ sớm cán mốc 300 – 400 chiếc để tạo ưu thế áp đảo trên không.

Từng được nhận định là bản sao của Su-30MK2 dựa vào việc nó sử dụng cánh đuôi bằng chứ không phải cánh đuôi vát như dòng J-11, tuy nhiên thực tế cho thấy các máy bay J-16 thuộc lô sản xuất hàng loạt đã quay về với thiết kế cánh đuôi vát như cũ.

Điều này cộng thêm với việc J-16 sẽ được trang bị radar mảng pha quét chủ động công suất lớn cùng động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC) đã cho thấy thực chất J-16 là một dòng chiến đấu cơ của riêng Trung Quốc, không có sản phẩm tương tự tại Nga, nó có thể đảm nhiệm vai trò của cả Su-35 lẫn Su-34.

Tuy nhiên  những người am hiểu sẽ dễ dàng nhận ra số J-16 đã vào biên chế không hề “khủng” như Trung Quốc vẫn đang khoe khoang khi trong hàng dài chiến đấu cơ trên chỉ có vỏn vẹn 5 chiếc J-16.

Để dễ nhận biết, Trung Quốc đã sơn máy bay với các đặc điểm nhận dạng riêng. Trong đó 5 máy bay đầu hàng với nắp chụp radar màu xám chính là J-16. Xa hơn, những tiêm kích với phần mũi sơn đen bao gồm 9 chiếc J-11B (phiên bản 1 chỗ ngồi) cùng 3 J-11BS (phiên bản 2 chỗ ngồi), ngoài cùng là 3 chiếc Su-30MKK.

Như vậy Trung Quốc vẫn chưa xây dựng một lữ đoàn hoàn chỉnh nào trang bị chỉ toàn J-16 như họ vẫn công bố mà thực chất vẫn là biên chế hỗn hợp J-16, J-11B/BS và Su-30MKK.

Trung Quoc bi 'ho' khi khoe nang luc san xuat J-16

Phiên bản máy bay tác chiến điện tử J-16D

Tuy rằng vào thời điểm hiện tại số lượng J-16 chưa nhiều như những gì Trung Quốc mới tuyên bố nhưng có thể trong tương lai họ sẽ sớm đạt tới mức kỳ vọng 300 – 400 chiếc như đã dự định, nhất là khi năng lực sản xuất rất đáng nể.

Ngoài phiên bản máy bay chiến đấu đa năng thông dụng, Trung Quốc còn đang thử nghiệm biến thể máy bay tác chiến điện tử với tên định danh J-16D, tính năng cùng vai trò của nó được cho là tương đương EA-18G Growler của Hải quân Mỹ.

Bên cạnh phục vụ nhu cầu nội địa, J-16 còn có tiềm năng xuất khẩu rất cao, nó sẽ sớm trở thành đối thủ cạnh tranh cực lớn với dòng Flanker chính gốc từ Nga nhờ ưu thế giá thành rẻ và Trung Quốc luôn sẵn sàng hỗ trợ một phần công nghệ cần thiết cho khách hàng.

RELATED ARTICLES

Tin mới