Friday, April 26, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiThêm dự án nghìn tỷ của Vinachem đắp chiếu

Thêm dự án nghìn tỷ của Vinachem đắp chiếu

Số dự án tồn đọng của ngành Công Thương không phải là 12 mà lên tới 13 khi vừa bổ sung dự án chế biến muối mỏ kali tại Lào.

Ngày 19/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã chia sẻ, ghi nhận những nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của Tập đoàn trong năm vừa qua.

Tuy nhiên, Thứ trưởng nhấn mạnh, số dự án tồn đọng của ngành Công Thương cần giải quyết hiện nay không phải là 12 mà lên tới 13 khi vừa bổ sung dự án chế biến muối mỏ kali tại Lào.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Gia Tường – Phụ trách HĐTV Tập đoàn, Tổng giám đốc Tập đoàn đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Công thương. Theo đó, năm 2017, Tập đoàn sẽ nắm bắt cơ hội và tích cực thực hiện các giải pháp, phát huy nội lực để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản.

Dự án khủng

Dự án chế biến muối mỏ kali tại Lào được khởi công xây dựng vào tháng 9/2015, được chính phủ Lào giao cho Vinachem làm chủ đầu tư, có phạm vi khai thác 10 km2. Dự án dự kiến xây dựng trong năm năm, với công suất khai thác 320.000 tấn/năm và tiến hành khai thác vào năm 2020 với 1 triệu tấn/năm.

Dự án có tổng mức đầu tư 522 triệu USD (hơn 10.000 tỉ đồng), trong đó vốn tự có của Vinachem là 105 triệu USD. Các ngân hàng tham gia tài trợ thu xếp vốn bao gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) 113 triệu USD (đã ký hợp đồng tín dụng), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 161 triệu USD và Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) 143 triệu USD.

Dự án được ghi trong hiệp định hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Lào, là một dự án đặc biệt quan trọng, cung cấp phân bón kali cho Việt Nam, thay thế hàng nhập khẩu (hiện phải nhập khẩu 100%). Vinachem đã đầu tư hơn 900 tỉ đồng vào dự án.

Hiện dự án đang tạm dừng khai thác do vướng phải nhiều thủ tục phức tạp, công nghệ phức tạp, không nhiều nhà thầu và đơn vị có năng lực để đáp ứng được công tác thi công nên việc triển khai chậm so với kế hoạch.

Vinachem đã có báo cáo đề nghị Bộ Công Thương có ý kiến với Thủ tướng Chính phủ về việc bảo lãnh Chính phủ nhằm bảo đảm vốn giải ngân cho dự án được triển khai đúng tiến độ.

Nợ khủng

Hiện Vinachem có tổng cộng năm dự án thua lỗ ngàn tỉ đồng là các dự án: Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP Hải Phòng, DAP Lào Cai và muối mỏ kali tại Lào.

Được biết, riêng số nợ ngân hàng của các dự án Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc, DAP số 2 Lào Cai, DAP Hải Phòng của Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) ở thời điểm hiện nay là hơn 16.000 tỷ đồng.

Trong số này, khoản nợ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là 8.588 tỷ đồng. Trước đó, 4 dự án này vay VDB 12.565 tỷ đồng và đã trả được gần 4.000 tỷ đồng. Ngoài ra còn phần nợ lãi của Đạm Hà Bắc và DAP số 2 Lào Cai tại VDB là 732 tỷ đồng.

Các khoản vay này tuỳ từng dự án có thời gian khác nhau. Đơn cử, Dự án DAP có thời hạn vay là 9 năm và sẽ kết thúc vào năm 2018 với khoản nợ hiện còn lại là 201 tỷ đồng. Đây cũng là dự án có lãi suất vay bình quân khá thấp, 3%/năm.

Ba dự án còn lại đều có thời gian trả nợ vào năm 2022-2023, với số tiền đều khá lớn, từ 1.736 tỷ đồng đến gần 4.000 tỷ đồng.

RELATED ARTICLES

Tin mới