Friday, May 17, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ quyết định bất ngờ trong tình hình nóng Iran

TQ quyết định bất ngờ trong tình hình nóng Iran

Trung Quốc có thể thế chân Tập đoàn năng lượng Total của Pháp trong trường hợp Total bị Mỹ ép rút khỏi dự án ở Iran.

Reuters của Anh thông tin, Tập đoàn năng lượng Total của Pháp đang tham gia dự án khí đốt South Pars của Iran có thể từ bỏ dự án này trước sức ép trừng phạt của Washington.

“Khả năng rút khỏi dự án của Total là khá cao và trong kịch bản như vậy, Công ty khổng lồ năng lượng Trung Quốc CNPC sẽ sẵn sàng mua lại toàn bộ số cổ phần” – nguồn tin cho Reuters nói.

Nguồn tin khác cũng cho thấy là CNPC đã sẵn sàng cho kế hoạch này.

“CNPC đã dự đoán trước khả năng cao của việc áp đặt lại các biện pháp trừng phạt của Mỹ” – Reuters thông tin.

Trước đó, hồi tháng 3/2018, CEO của Total là Patrick Pouyanné cho biết công ty sẽ có thể từ bỏ tiếp tục phát triển lĩnh vực khí đốt nếu Mỹ quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt lên Iran.

Dự án khí đốt South Pars là một trong những dự án lớn của Iran có sự tham gia 50,1% cổ phần của Total, Trung Quốc có 30% cổ phần và còn lại là của Chi nhánh công ty khí đốt quốc gia Iran – Petro Pars.

Với giá khí đốt hiện tại, toàn bộ trữ lượng của South Pars có thể ước tính vào khoảng 2.900 tỷ USD.

Hồi tháng 7/2017, Total đã ký một thỏa thuận với Iran về dự án khí đốt khổng lồ này, quyết định bỏ số tiền 1 tr USD cho dự án của Iran. Total là công ty phương Tây đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Iran sau thỏa thuận hạt nhân 2015.

Khó có thể phủ nhận việc hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân khiến Trung Quốc có nhiều thuận lợi hơn trong việc mở rộng ảnh hưởng vào Trung Đông.

Trung Quốc đã tìm cách mở một tuyến tàu hỏa quốc tế mới nối Tehran với Bayannur, một thành phố thuộc khu Nội Mông ngay sau các thông tin thỏa thuận bị hủy bỏ.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác một cách bình thường và minh bạch với Iran trên cơ sở không vi phạm các nguyên tắc quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói.

Theo nhà nghiên cứu Irina Fyodorova của Học viện Khoa học Nga, Trung Quốc không dễ bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong nhiều trường hợp, các lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ là các công ty này không thể làm ăn với Mỹ.

“Trung Quốc, với kinh nghiệm của mình, sẽ tạo ra các công ty chỉ hoạt động ở Iran và hợp tác giữa họ với một mình Iran.

Kết quả là cấm vận Mỹ sẽ không tác động được nhiều tới hoạt động của các công ty Trung Quốc. Trung Quốc, như thường lệ, có thể sử dụng cơ may này để thúc đẩy hợp tác với Iran” – bà Fyodorova nói.

Ông Michael Tran, chiến lược gia năng lượng toàn cầu của RBC Capital Markets cho rằng, Trung Quốc là người sẽ khó tuân thủ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhất, đặc biệt là khi Bắc Kinh đang có mối quan hệ căng thẳng về thương mại với Mỹ.

Nếu lệnh trừng phạt này khiến các nước châu Âu cắt giảm hoặc thậm chí dừng mua dầu của Iran, Trung Quốc sẽ càng có nhiều dầu để mua hơn, thậm chí với giá mềm hơn.
 
Trung Quốc thường xuyên mua dầu từ Iran, ngay càng khi Tehran bị trừng phạt. Dữ liệu của ClipperData cho thấy Trung Quốc nhập khẩu trung bình 420.000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran trong năm 2014 và 481.000 thùng/ngày trong năm 2015.

Dù giảm nhập khẩu dầu từ Iran trong năm 2017, Trung Quốc lại nhập nhiều hơn trong năm nay khi ông Trump chuẩn bị ra quyết định về thỏa thuận hạt nhân.

Theo ClipperData, Iran đã giao hàng 766.000 thùng dầu cho Trung Quốc trong tháng 3 và gần 700.000 thùng trong tháng 4.

Trung Quốc có khả năng thay thế được châu Âu

Bất chấp nhiều tín hiệu cho thấy các công ty châu  không muốn vi phạm các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp đặt, Brussels đang nỗ lực để thúc đẩy các biện pháp ngăn chặn trừng phạt Mỹ nhằm bảo vệ các công ty đã đầu tư vào Iran.

Trong bài phát biểu mới đây, Tổng thống Pháp Emanuel Macron nói: “Trong những thời điểm khó khăn nhất, nếu chúng ta chấp nhận để các cường quốc khác, bao gồm cả đồng minh và bạn bè, quyết định chính sách đối ngoại của chúng ta, quyết định an ninh của chúng ta, mà đôi khi có thể mang đến những nguy cơ tồi tệ nhất, thì chúng ta không còn chủ quyền nữa và chúng ta cũng không còn đủ uy tín để đối diện với người dân mà nói rằng “chúng tôi quyết định vì các bạn, hãy đến bỏ phiếu và lựa chọn”.

Với việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, các nước châu Âu có 3 lo ngại: An ninh của châu Âu và Trung Đông; Nguy cơ của các công ty châu Âu đầu tư vào Iran; và Tương lai mối quan hệ với Mỹ.

Tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh quả quyết: “Lịch sử có thể ghi lại ngày mà Mỹ không đếm xỉa  vào niềm tin của các đồng minh … Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, Mỹ hành động mà không có đối tác châu Âu.”

Tờ Le Monde của Pháp nhận định, Tổng thống Donald Trump đang bị “ám ảnh” bởi việc phải phá bỏ mọi thành tựu của người tiền nhiệm và quyết định vô lí này sẽ “tàn phá” Trung Đông.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng mới công bố các nỗ lực của châu Âu trong việc bảo vệ các công ty đi đầu sau thỏa thuận hạt nhân Iran được ký kết.

Ông Le Maire đề xuất  một quy chế toàn châu Âu giống với quy định đã được thông qua năm 1996 cho phép các công ty châu Âu bỏ qua lệnh trừng phạt Mỹ. Một đề xuất nữa có khả năng được đưa ra là sẽ có một cơ quan chức năng châu Âu đứng sau để bảo vệ các doanh nghiệp.

Trong khi Trung Quốc có lợi thế hơn để tận dụng cơ hội này thì châu Âu cũng đang hành động để tự cứu mình. Thật khó lường tới một kịch bản mà một bên nào sẽ chiếm được hoàn toàn lợi thế để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran.

RELATED ARTICLES

Tin mới