Thursday, May 2, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTriều Tiên chỉ cần Mỹ ký hiệp định hòa bình

Triều Tiên chỉ cần Mỹ ký hiệp định hòa bình

Bình Nhưỡng đã phát đi tín hiệu hòa bình với Mỹ song Washington không chỉ chờ đợi một hiệp định hòa bình.

Hãng thông tấn trung ưong Triều Tiên KCNA hôm nay dẫn thông cáo Bộ Ngoại giao nước này cho biết, lễ đóng cửa bãi thử hạt nhân sắp được tổ chức trong giai đoạn từ ngày 23 – 25/5 tới.

Thông cáo nêu rõ: “Buổi lễ đánh dấu việc đóng cửa bãi thử hạt nhân dự kiến được tổ chức trong giai đoạn từ ngày 23 đến 25/5, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Các viện khoa học đang tiến hành biện pháp bảo đảm sự minh bạch khi chấm dứt các vụ thử hạt nhân”.

Quy trình đóng cửa bao gồm đánh sập các đường hầm bằng thuốc nổ, bịt kín cổng vào hầm, tháo dỡ mọi đài quan sát, cơ sở nghiên cứu và trạm an ninh trong khu vực.

Triều Tiên sẽ mời các nhà báo từ nước ngoài, gồm cả Mỹ và Hàn Quốc, tới theo dõi sự kiện này.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng nêu rõ, nước này đang “thực hiện các biện pháp kỹ thuật phá bỏ khu vực thử hạt nhân ở miền Bắc” nhằm “đảm bảo sự minh bạch của việc chấm dứt thử hạt nhân”.

Hồi đầu tháng 5, Bình Nhưỡng đã rút các dây cáp khỏi đường hầm ở bãi thử Punggye-ri, bắt đầu quá trình ngừng hoạt động của cơ sở này.

 Đây cũng được coi là động thái đầu tiên của Bình Nhưỡng nhằm thực hiện cam kết của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau cuộc họp thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

Hãng tin AP dẫn lời ông Ri Yong-son, Phó Giám đốc cơ quan quản lý hàng không Triều Tiên cho biết nước này sẽ ngừng mọi hoạt động thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) trong tương lai

Ông này khẳng định “chương trình vũ khí hạt nhân quốc gia đã hoàn tất” và Bình Nhưỡng cũng cam kết tăng cường hợp tác, liên lạc với các tổ chức quản lý hàng không dân dụng và quân sự.

Tuyên bố được Bình Nhưỡng đưa ra trong cuộc họp với các chuyên gia thuộc Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).

Triều Tiên cũng tỏ ý muốn mở các đường bay quốc tế mới qua không phận nước này và Hàn Quốc, cũng như kết nối Vùng thông báo bay (FIR) Bình Nhưỡng với FIR Incheon của Hàn Quốc.

Động thái mới nhất của Triều Tiên đã cho thấy các tín hiệu tích cực trước cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Buổi lễ đóng cửa bãi thử hạt nhân sắp tới cũng là hành độn hiện thực hóa các ý chí của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong việc từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy một thỏa thuận hòa bình với Mỹ.

Ông Kim Jong-un từng bày tỏ quan điểm muốn quốc gia phát triển kinh tế như Hàn Quốc hiện nay. Song Triều Tiên cũng muốn phía Mỹ cam kết không tấn công hay hành động quân sự đối với vùng lãnh thổ này, đổi lại là việc từ bỏ chương trình hạt nhân đã hoàn tất.

Sau thượng đỉnh liên Triều, và tín hiệu tích cực của Bình Nhưỡng, Mỹ cũng thể hiện sự nhiệt tình bằng các cam kết về kinh tế.

Ngày 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đề nghị trợ giúp thúc đẩy kinh tế Triều Tiên “ngang ngửa” với Hàn Quốc nếu Bình Nhưỡng nhanh chóng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.

Trieu Tien chi can My ky hiep dinh hoa binh
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng hôm 9/5

Phát biểu sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha ở thăm Washington, ông Pompeo nhấn mạnh:

“Nếu Triều Tiên có hành động quyết liệt nhằm phi hạt nhân hóa nhanh chóng, Mỹ sẵn sàng làm việc với Triều Tiên để đạt sự phồn thịnh như người bạn Hàn Quốc của chúng ta. Nếu Chủ tịch Kim chọn con đường đúng, sẽ có một tương lai tràn ngập hòa bình và sự phồn thịnh cho người dân Triều Tiên”.

GDP hiện nay của Triều Tiên chưa tới 20 tỉ USD trong khi con số này của Hàn Quốc là 1.400 tỉ USD, theo BBC.

Ngoại trưởng Pompeo nói rõ, mục tiêu của Mỹ vẫn là phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách lâu dài, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược. Việc Bình Nhưỡng loại bỏ chương trình hạt nhân sẽ cần tới “sự kiểm chứng chặt chẽ”.

Rõ ràng Mỹ cũng đã thể hiện những tín hiệu đặc biệt tới Bình Nhưỡng nhưng “sự kiểm chứng chặt chẽ” này mang tới những ý định thực sự của Washington.

Mỹ mang tới “củ cà rốt” cho Bình Nhưỡng, vẽ ra tương lai kinh tế đẹp như Hàn Quốc. Nhưng nếu với một tương lai như Hàn Quốc, Triều Tiên sẽ phải chấp nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên vùng lãnh thổ này.

RELATED ARTICLES

Tin mới