Sunday, April 28, 2024
Trang chủĐàm luậnBiển Đông “nóng”, Hà Nội chớquên ngoại giao nhân dân!

Biển Đông “nóng”, Hà Nội chớquên ngoại giao nhân dân!

Đối tượng chính của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, nói chung, và Biển Đông, nói riêng, là Mỹ. Những năm qua Trung Quốc đã cố tình thách thức, nếu không nói là gây hấn, để mong Mỹ, trong lúc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, phải có thái độ nhũn nhặn với Trung Quốc.

Nếu Mỹ chùn tay trước Trung Quốc thì không những Bắc Kinh tha hồ hù dọa các nước khác trong khu vực mà còn lấy điểm với dân chúng của họ bằng cách đẩy lên lòng tự hào dân tộc.

Quý độc giả cùng nhìn lại lịch sử. Tháng 3/2009, một số tàu hải quân Trung Quốc đã vây sát đến khoảng 15 thước một tàu khảo sát của hải quân Mỹ (tên là Impeccable) tại vùng biển cách đảo Hải Nam 75 dặm. Trong tháng 6 /2009, một tàu ngầm Trung Quốc đã va chạm với thiết bị định vị kéo theo sau của tàu khu trục Hải quân Mỹ  khi đang trên đường đến Philippines và làm đứt dây cáp kéo thiết bị đó.

Thế nhưng phản ứng của Mỹ rất ôn hòa. Chính phủ Mỹ gửi công hàm phản đối chính phủ Trung Quốc sau sự kiện tàu Impeccable, và tuyên bố vụ va chạm của tàu ngầm Trung Quốc chắc là vì vô ý. Được thể, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bất chấp luật pháp quốc tế, công bố sau sự kiện tàu Impeccable là các tàu Mỹ cần phải xin phép trước khi đi vào khu đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc liên tục lấn tới bằng cách cho hải quân của họ va chạm, đánh chìm các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển gần đảo Hoàng Sa và bắt nhốt các người này để đòi tiền chuộc.

Tại khu vực Biển Đông, đối tượng chính của Trung Quốc là Việt Nam, vì Việt Nam có lãnh thổ và lãnh hải dài nhất trong vùng và có tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc có thể làm áp lực để cho chính phủ Việt Nam tỏ thái độ nhân nhượng dưới biển cũng như trên đất liền, thì Trung Quốc có thể ít nhất là trung lập hóa được các nước khác vì họ không có lợi ích nhiều như Việt Nam trong việc tranh chấp với Trung Quốc.

Sẽ không ai dại gì đưa đầu ra nếu nước bị mất mát nhiều nhất không dám tranh đấu cho quyền lợi của chính mình. Do đó, Trung Quốc rất khéo léo trong việc hù dọa và chỉ chủ yếu đe dọa ngư dân Việt Nam. Nhưng việc chính phủ Việt Nam `không có thái độ cương quyết đối với Trung Quốc để bảo vệ người dân của mình và việc các nước chung quanh cũng không phản đối ra mặt càng ngày càng khiến Trung Quốc làm càn trên Biển Đông

“Việt Nam hết sức quan ngại và phản đối…”, là một câu nói được lập trình sẵn của các phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Hành động “mềm dẻo” của Hà Nội càng mở đường cho Trung Quốc ngày càng ngông cuồng lấn tới.

Vấn đề ở Biển Đông không chỉ là việc tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn là an ninh cho toàn khu vực cũng như cho việc thông thương của thế giới. Nếu Việt Nam cứ tiếp tục “múa võ mồm” với Trung Quốc trong việc tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không nối kết việc tranh chấp này với an ninh chung, dưới biển cũng như trên đất liền, thì các nước khác chắc cũng sẽ dửng dưng mà thôi. Ai dại gì rước lửa vào nhà mình!

Trong trường hợp này, Việt Nam sẽ bị cô lập và thiệt thòi lớn. Bởi thế Hà Nội nên tiếp tục nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa thật sâu, thật bài bản để chứng minh cho thế giới là mình có cơ sở như thế nào, ngõ hầu vận động được sự ủng hộ của thế giới. Nhưng vấn đề quan trọng là gắn liền việc tranh chấp với việc đấu tranh cho an ninh của toàn khu vực, không chỉ an ninh truyền thông mà còn là “an ninh con người”.

Trong việc vận động sự ủng hộ của thế giới, từ sau 1975 Việt Nam chủ yếu dựa vào ngoại giao giữa chính phủ với chính phủ, mà hầu như quên mất ngoại giao nhân dân. Việt Nam đã thắng Mỹ trong chiến tranh một phần nào là đã dựa vào ngoại giao nhân dân. Riêng tại Mỹ đã có nhiều triệu lượt người biểu tình đòi Washington ngưng chiến tranh ở Việt Nam và hàng chục nghìn người khác thường vận động hành lang và khắp mọi nơi.

Hiện tại nếu chính phủ Mỹ thật tình muốn ủng hộ Việt Nam trong vấn đề tranh chấp tại Biển Đông mà không có sự vận động và thúc đẩy của quần chúng Mỹ cũng như của các nước khác thì chưa chắc chính phủ Mỹ có thể thi hành được chính sách của họ một cách lâu dài. Chính phủ Mỹ cần sự trợ giúp của nhân dân Việt Nam và các nước khác trong khu vực để có thể triển khai các chính sách của họ ở Đông Nam Á.

Ngoại giao nhân dân không phải là cái gì quá cao siêu mà chỉ là để nhân dân tự làm, bao gồm tự do thông tin, tự do nghiên cứu, tự do tranh luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới