Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHàn Quốc dè chừng ‘công nghệ đánh cắp’ trí tuệ của TQ

Hàn Quốc dè chừng ‘công nghệ đánh cắp’ trí tuệ của TQ

Các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn luôn sử dụng các mánh khóe kinh doanh để đoạt lấy kỹ thuật công nghệ cốt lõi của các quốc gia khác, không riêng gì Hoa Kỳ và các nước phương Tây, gần đây đến các công ty Hàn Quốc cũng đang cảnh giác với việc đánh cắp trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc.

Theo phương tiện truyền thông Hàn Quốc “Central Daily News” ngày 2/7, nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Semics Hàn Quốc Chủ tịch Liu Wanzhi (phiên âm) gần đây đã bác bỏ việc đề xuất sáp nhập của công ty quốc doanh Trung Quốc.

Ông Liu Wanzhi giải thích rằng mặc dù các điều khoản của phía Trung Quốc đưa ra khá phong phú, có thể đả khai thị trường Trung Quốc, “Nhưng một vài năm sau đó, khi công nghệ của chúng tôi bị lấy đi, công ty sẽ trở thành một cái vỏ trống không”.

Mặc dù Semics là một công ty nhỏ ở Hàn Quốc, nhưng Semics lại đứng thứ ba trên thế giới về công nghệ bán dẫn (Wafer Prober).

bán dẫnCông nghệ bán dẫn của Hàn Quốc luôn loạt vào tầm ngấm của Trung Quốc. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

Vì muốn thực hiện chính sách công nghiệp bán dẫn “Made in China 2025” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục có động thái “sao chép không xin phép” công nghệ và lôi kéo nhân tài trong ngành bán dẫn của Hàn Quốc. Trong khi công nghệ bán dẫn lại là ngành công nghiệp thế mạnh của Hàn Quốc.

Đối với tham vọng mua lại các công ty bán dẫn Hàn Quốc của ĐCSTQ, tờ Central Daily News trích lời giáo sư khoa Quản trị Kinh doanh Đại học Dankook ở Hàn Quốc, ông Zheng Yansheng (dịch âm), phân tích rằng các công ty ĐCSTQ đang tập trung vào công nghệ và tài năng của Hàn Quốc, “Sáp nhập doanh nghiệp là phương thức đơn giản để đạt được hai yếu tố trên”.

Các chiêu trò của doanh nghiệp Trung Quốc

Theo báo cáo, các doanh nghiệp Trung Quốc rất thèm thuồng công nghệ bán dẫn và nhân tài của Samsung Electronics. Samsung Electronics hiện đang thống trị thị trường bán dẫn toàn cầu.

Tờ Daily News cho biết ông Yang Mengsong (dịch âm), cựu Phó chủ tịch Samsung Electronics đã bị Công ty SMIC – xưởng sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc lôi kéo vào năm ngoái.

Doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng thủ đoạn lôi kéo nhân tài chủ chốt của các công ty đối thủ bằng được để có bí quyết thương mại. (Ảnh: Depositphotos)

Yang Mengsong đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển kỹ thuật Finnm 14nm cho Samsung Electronics. Sau khi có được Yang Mengsong trong tay, SMIC đã hoàn thành được việc phát triển dự án FitFET 14nm.

Tờ “Kinh tế Nhật báo” Hàn Quốc ngày 26/6 đã trích dẫn lời một nhân sỹ trong ngành công nghiệp điện tử Hàn Quốc, tiết lộ rằng nhân viên nghiên cứu hàng đầu của Samsung Electronics về công nghệ OLED (Organic Light Emitting Diode, Điốt phát sáng hữu cơ) sau khi từ chức, cũng đã đầu quân vào BOE – một doanh nghiệp Trung Quốc.

Các nhân tài công nghệ bán dẫn luôn lọt vào tầm ngấm của các doanh nghiệp Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)

Nguồn tin cho rằng hiện có hơn 100 tài năng kỹ thuật của Hàn Quốc trong BOE, một nửa trong số đó là từ Samsung Electronics, và một nửa là từ LG Electronics và SK Hynix.

Theo báo cáo, các công ty ở Trung Quốc đã sử dụng mô tuýp “giành giật” những nhân tài kỹ thuật cốt cán trong các công ty Hàn Quốc để tranh đoạt bí quyết kỹ thuật, đạt được mưu cầu kinh doanh.

Đơn cử là BOE, lần đầu tiên trong lịch sử đã vượt mặt LG Display, chiếm lĩnh thị trường LCD toàn cầu trong quý III năm 2017.

Doanh nghiệp Trung Quốc đánh cắp sáng tạo trí huệ và hơn thế nữa

Ngoài ra, theo “Kinh tế Nhật báo”, những mánh khóe mà các công ty Trung Quốc “trộm dùng” các kỹ thuật công nghệ cao của Hàn Quốc cũng bao gồm việc ĐCSTQ gửi đi các gián điệp trực tiếp tham gia vào nội bộ các công ty Hàn Quốc, nhằm có được những tin tình báo và nhân tài cần thiết cho sự thống trị của Trung Quốc.

Các nhân viên doanh nghiệp Trung Quốc giả vờ làm việc trong các công ty Hàn Quốc, sau một hai năm tiếp xúc với các kỹ thuật cốt lõi họ sẽ đánh cắp nó.

đánh cắp trí huệHoặc cử các nhân viên Trung Quốc qua các công ty đối thủ làm việc để tiếp cận và “cuỗm đi” bí quyết kinh doanh, thuận tiện làm gián điệp chính trị cho chính phủ Trung Quốc? (Ảnh: thegioibantin)

Họ tiếp xúc các viện nghiên cứu nước ngoài làm việc tại các công ty Hàn Quốc và khi hết hạn hợp đồng nghiên cứu, họ sẽ cám dỗ các nhân viên kỹ thuật để đoạt lấy bí quyết công nghệ.

Họ lợi dụng các triển lãm quốc tế để tiếp cận gần với công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc, dụ dỗ người phụ trách triển lãm tiết lộ bí quyết công nghệ.

Gần đây, các nước phương Tây như Hoa Kỳ và Đức đã đưa ra biện pháp đối phó cấp quốc gia để giải quyết vấn đề đánh cắp công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới