Thursday, May 2, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnPhilippines cần Tổng thống Trump để chống lại mối đe dọa TQ

Philippines cần Tổng thống Trump để chống lại mối đe dọa TQ

Tờ Nikkei Asian Review gần đây cho đăng bài viết của Richard Heydarian, cho rằng Tổng thống Philippines Duterte cần Tổng thống Trump để chống lại hải quân Trung Quốc.

Là tác giả của cuốn sách “Sự nổi lên của Duterte: Một người theo chủ nghĩa dân túy nổi dậy chống lại nền dân chủ ưu tú”, ông Richard cho rằng cách tiếp cận thân thiện với Bắc Kinh của tổng thống Philippines không được làm tổn hại an ninh hàng hải trong khu vực.

Theo ông Richard, Tổng thống Donald Trump có thể khiến một số đồng minh ở châu Á xa lánh, nhưng ít nhất ông Trump đã chặn lại được đà giảm sút trong quan hệ song phương với Philippines.

Từng là đồng minh thân cận

Bằng cách công khai ôm vai người có cá tính mạnh mẽ như ông Duterte, ông Trump đã thể hiện sự ủng hộ đối với Tổng thống Philippines, trong khi các đối tác truyền thống khác, đặc biệt là ở châu Âu, đang chỉ trích hồ sơ nhân quyền của ông Duterte.

Tuy nhiên, bất chấp cử chỉ ‘thân mật’ của ông Trump đối với ông Duterte, những gì đã từng được xem là một mối quan hệ đặc biệt và ‘thiêng liêng’ giữa 2 nước, nay đã hoàn toàn trở thành mối quan hệ bình thường. Nói chung, mối quan hệ này có thể trở lên căng thẳng vào bất cứ lúc nào, bởi vì cả 2 nhà lãnh đạo ở Washington và Manila đều là những người ‘khó đoán được’.

Ông Richard cho rằng cả Manila và Washington đều cần lẫn nhau, để ngăn chặn những tham vọng hàng hải của Trung Quốc khi mà Bắc Kinh tăng cường những yêu sách chủ quyền, và điều các tàu chiến đến vùng biển tranh chấp với Philippines.

Trong sự hợp tác Philippines – Mỹ, Manila có thể cung cấp vị trí địa lý độc đáo tại điểm giao cắt giữa Tây Thái Bình Dương và Biển Đông, trong khi Mỹ là lực lượng duy nhất có khả năng thách thức năng lực quân sự của Trung Quốc.

Trừ khi 2 đồng minh này hợp tác chặt chẽ với nhau, việc Bắc Kinh thống trị một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất của thế giới sẽ trở nên không thể tránh khỏi.

Nhìn chung, chiến thắng bầu cử 2016 của ông Duterte là một cú sốc đối với Mỹ. Trước cuộc bầu cử, nhiều quan chức Mỹ nói chung không để ý đến lối nói khoa trương nảy lửa của ông Duterte. Họ xem lời hứa của ông Duterte về một chính sách đối ngoại thiên về dân tộc chủ nghĩa chỉ là những trò hề giật gân cho chiến dịch tranh cử.

Các quan chức Mỹ từng tự tin rằng quan hệ song phương giữa Philippines và Mỹ gần như miễn dịch đối với những thay đổi chính trị thường xuyên ở Philippines. Xét cho cùng, trong lịch sử, giới tinh hoa chính trị Philippines đã từng giúp cho lợi ích của Mỹ trong khu vực.

Trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các căn cứ chính của Philippines như Subic và Clark (nơi binh lính Mỹ đã ở đó một thời gian dài) đã phục vụ như một vị trí triển khai nhanh cho quân đội Mỹ.

Trong những năm gần đây, Manila nằm trong số những nước ủng hộ nhiệt tình nhất đối với chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền ông Obama. Việc ông Duterte từ bỏ Mỹ và chuyển sang quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh đã làm Washington kinh ngạc.

“Tôi sẽ tạo ra một diễn biến mới cho Philippines đứng độc lập, và sẽ không phụ thuộc vào Mỹ”, ông Duterte tuyên bố sau khi chiến thắng lớn bầu cử của mình.

Nhà lãnh đạo cứng rắn này của Philippines đã công khai kêu gọi liên minh với những đối thủ chính của Mỹ, là Nga cũng như Trung Quốc, trong khi ‘xỉ vả’ các nước phương Tây vì đã phê phán hồ sơ nhân quyền của mình.

Ông Obama đã đánh mất niềm tin của Manila như thế nào?

Theo ông Richard, có 2 yếu tố dẫn đến khuynh hướng chính sách đối ngoại ‘phá bỏ’ của ông Duterte. Một là sự ác cảm về tư tưởng của ông Duterte đối với Washington, bắt nguồn từ ‘hoạt động xã hội hóa’ của ông khi còn là sinh viên trong thời kỳ khắc nghiệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sau đó, với tư cách là thị trưởng thành phố Davao, ông Duterte trải qua mối quan hệ thường xuyên với Mỹ, phản đối sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đảo Mindanao, coi đó là một sự vi phạm chủ quyền của Philippines.

Ngoài ra, ông Duterte cũng coi Mỹ là một siêu cường đang ‘suy thoái’, không có khả năng giúp Philippines giải quyết các nhu cầu phát triển quan trọng của mình.

Sự do dự liên tục của chính quyền Obama, không sẵn lòng đến giải cứu Philippines trong một loạt sự kiện xung đột với Trung Quốc ở Biển Đông, có vẻ như khẳng định những lo ngại của ông Duterte.

“Các ngài có cùng với chúng tôi không?”, ông Duterte đã một lần tuyên bố, công khai đặt câu hỏi về sự cam kết của Washington đối với an ninh của Philippines.

Không nghi ngờ gì, ông Duterte đã dễ dàng thay đổi chính sách đối ngoại là do chính quyền Obama đã không sớm can thiệp và ngăn chặn hành động của Trung Quốc, quân sự hóa quần đảo Trường Sa vào cuối năm 2013.

Ngược lại, ông Duterte thấy Trung Quốc có một thực tế địa lý và một cường quốc đang trỗi dậy, có nguồn lực không thể thiếu cho sự phát triển đất nước của Philippines.

Nhưng, như ông Richard nhận thấy, cuộc bầu cử của ông Trump vào cuối năm 2016, đã thúc đẩy quan hệ song phương.

Tổng thống Trump và ông Duterte đã tổ chức các cuộc họp thân mật bên lề Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào cuối năm 2017, cam kết duy trì sự hợp tác mạnh mẽ trong các hoạt động chống khủng bố và chống ma túy. 

Ông Trump đã tán dương “mối quan hệ tuyệt vời” của họ, và mô tả cuộc họp là “rất thành công”.

Theo các quan chức Philippines, việc tổng thống Mỹ không đưa ra các vấn đề nhân quyền trong hội nghị thượng đỉnh song phương đã khiến ông Duterte ‘nhẹ nhõm’.

Trước sự vây hãm đảo Marawi bởi các nhóm có mối quan hệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), ông Duterte hoan nghênh sự hỗ trợ của Mỹ, bao gồm vũ khí hiện đại, thông tin tình báo quý giá, và đào tạo chiến tranh đô thị.

Nhưng, về vấn đề quan trọng liên quan đến sự bành trướng hàng hải của Trung Quốc, vẫn có một khoảng cách lớn giữa Mỹ và Philippjnes.

Ông Duterte đã luôn đánh giá thấp các tuyên bố và các hoạt động quân sự của Trung Quốc, cho rằng các cường quốc bên ngoài như Mỹ “tốt hơn là không động chạm đến các cuộc tranh chấp. Ông Duterte đang thăm dò các mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, bao gồm các đề xuất tập trận hải quân chung trên vùng biển tranh chấp.

Trong khi một số quan chức về chính sách đối ngoại của Manila rất ‘e dè’, thì ông Duterte thường biểu lộ “tình yêu” của ông đối với Trung Quốc, mô tả cường quốc châu Á này là “người bảo vệ” cá nhân của mình, tán dương đức tính “hiền lành” và “khiêm nhường”, để đổi lấy lòng tốt của Bắc Kinh .

Điều quan trọng, ông Duterte đã từ chối yêu cầu của Mỹ phát triển và đặt vũ khí tại các cơ sở chiến lược như sân bay Bautista ở Palawan, gần quần đảo Trường Sa.

Theo ông Richard, Washington đã không hoàn toàn tối ưu hóa Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) với Philippines, đã được ký kết với chính quyền trước đó, với mục đích rõ ràng là ngăn chặn tham vọng hàng hải của Trung Quốc.

Điều này cản trở năng lực của Washington trong việc đối phó với những tình huống có thể xảy ra ở Biển Đông, bao gồm giúp đỡ Philippines trong trường hợp xung đột với Trung Quốc.

Nó cũng làm suy yếu năng lực của Mỹ để duy trì sự hiện diện hải quân mạnh mẽ trong khu vực, làm nhụt chí, chống lại những tham vọng hàng hải ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Công bằng mà nói, khuynh hướng nghiêng về Trung Quốc của ông Duterte là do sự miễn cưỡng thách thức Bắc Kinh của ông Obama.

Hy vọng mới  từ ông Trump

Chính quyền của Tổng Thống Trump đã áp dụng một phương pháp phản ứng mạnh mẽ hơn, trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc, thông qua các hoạt động hải quân mở rộng, trong đó Mỹ đã điều các tàu chiến đi đến các vùng biển tranh chấp để khẳng định quyền tự do hàng hải.

Tuy nhiên, Washington ngày càng bị phân tâm bởi tăng cường chiến tranh thương mại với Bắc kinh, với các đồng minh chủ chốt, cũng như rủi ro ngoại giao to lớn với Triều Tiên, trong đó yêu cầu năng lực tinh thần chiến lược, ông Richard nhận xét.

Philippines và Mỹ đã cố gắng hạn chế việc Bắc Kinh nhanh chóng mở rộng khu vực kiểm soát trên khắp các vùng biển tranh chấp. Trong cuộc tranh giành ở trung tâm hàng hải châu Á, Philippines và Mỹ phải đoàn kết với nhau, nếu không sẽ có nguy cơ bị tách rời.

Nếu Manila và Washington không vận hành đầy đủ liên minh của mình, họ sẽ tăng cường sức mạnh của Trung Quốc, và không chỉ ở Biển Đông, ông Richard kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới