Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaJ-15 của TQ không mạnh như những gì Bắc Kinh tuyên truyền

J-15 của TQ không mạnh như những gì Bắc Kinh tuyên truyền

Quân đội Trung Quốc (12/3) ra thông báo ngắn xác nhận một chiến đấu cơ hải quân đã lao xuống đất khi huấn luyện tại khu vực gần đảo Hải Nam, khiến hai thành viên tổ lái thiệt mạng. Giới chuyên gia nhận định, máy bay gặp nạn trên là J-15, một phiên bản sao chép Su-33 của Nga.

J-15 Trung Quốc đang sở hữu có gì nổi bật

Shenyang J-15 (tiếng Trung: 歼-15), còn gọi là “cá mập bay”, là một loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, được phát triển bởi Shenyang Aircraft Corporation và Viện 601 trang bị cho tàu sân bay của Không quân Hải quân Quân giải phóng Nhân dân.

J-15 của Trung Quốc có kíp lái từ 1-2 người; chiều dài 21,9 m (72 ft); sải cánh 14,7 m (48,25 ft); chiều cao 5,9 m (19,5 ft); diện tích cánh 62,04 m2 (667,80 ft2); trọng lượng rỗng 17500 kg; trọng lượng có tải 27000 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 32000 kg; động cơ gồn 2 × WS-10A kiểu động cơ tuabin quạt trong có chế độ đốt tăng lực; vận tốc cực đại Mach 2,4; tầm bay .3500 km; trần bay 20000 m; trang bị vũ khí gồm 1 pháo GSh-30-1 30 mm, 12 giá treo vũ khí, gồm: 8 tên lửa không đối không PL-12 hoặc R-77 và 4 tên lửa PL-9 hoặc R-73.

Hiện Không quân hải quân Trung Quốc vận hành nhiều biến thể J-15, trong đó chủ yếu mẫu tiêm kích một chỗ ngồi. Tuy nhiên, lực lượng này từng hé lộ các phiên bản hai chỗ ngồi gồm mẫu J-15S cho nhiệm vụ huấn luyện và J-15D chuyên tác chiến điện tử. Dòng J-15 được Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) sao chép từ tiêm kích hạm Su-33 của Liên Xô, sau khi Trung Quốc mua nguyên mẫu chưa hoàn thiện mang tên mã T-10K-3 từ Ucraina vào năm 2001. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử, radar, động cơ và vũ khí do Bắc Kinh tự phát triển, nhưng chất lượng của chúng bị nghi ngờ ngay từ đầu.

Dòng J-15 được sản xuất hàng loạt và đưa vào biên chế không quân hải quân Trung Quốc năm 2013 với kỳ vọng trở thành mẫu tiêm kích hạm chủ lực cho các nhóm tác chiến tàu sân bay tương lai của nước này. Tuy nhiên, quá trình sản xuất và vận hành J-15 khiến hải quân Trung Quốc gặp nhiều thất vọng. Đến nay, chỉ có khoảng hơn 20 chiếc J-15 được chế tạo, thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu 50-60 phi cơ để duy trì khả năng vận hành, tác chiến và bảo dưỡng lực lượng tiêm kích hạm cho ít nhất hai tàu sân bay. Trong khi đó, dòng tiêm kích này liên tục gặp tai nạn, gây tổn thất lớn cho không quân hải quân Trung Quốc.

Trước vụ rơi máy bay hôm 12/3, phi đội J-15 đã gặp ít nhất 4 tai nạn nghiêm trọng do vấn đề kỹ thuật, khiến một phi công thiệt mạng và nhiều người bị thương. Tuy nhiên, chỉ hai vụ được công bố trên truyền thông Trung Quốc. Theo đó, tháng 4/2016, phi công Zhang Chao, 29 tuổi, tử vong sau khi cố gắng cứu một tiêm kích J-15 bị hỏng cần điều khiển trong buổi tập hạ cánh trên tàu sân bay. Ba tuần sau, phi công Cao Xianjian bị thương nghiêm trọng khi gặp phải vấn đề tương tự với một chiếc J-15 khác. Những vụ tai nạn trên khiến hải quân Trung Quốc lo ngại đến mức cấm bay toàn bộ phi đội J-15 trong ba tháng, đồng thời kêu gọi tiến hành điều tra. Trung tướng Zhang Honghe, Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc, hồi giữa năm 2018 cũng thừa nhận Bắc Kinh đang phát triển tiêm kích hạm thay thế J-15.

Giới chuyên gia cho rằng độ tin cậy của động cơ WS-10H trên J-15 cũng chưa được chứng minh, nhất là khi Bắc Kinh vẫn gặp khó khăn trong việc chế tạo động cơ phản lực hiện đại. Nhiều chiếc J-15 vẫn sử dụng động cơ AL-31F do Nga chế tạo cho chiến đấu cơ Su-27. Dù được coi là bước tiến lớn với hải quân Trung Quốc, J-15 khó lòng tạo nên sự khác biệt trong tác chiến trên biển. Nó chỉ có thể vận hành trên tàu sân bay sử dụng cơ chế cầu nhảy (ski-jump), giới hạn đáng kể tải trọng vũ khí và nhiên liệu mang theo trong mỗi nhiệm vụ. Bắc Kinh cũng chưa có máy bay tiếp dầu trên hạm, khiến J-15 có bán kính chiến đấu rất ngắn. Điều này khiến truyền thông Trung Quốc nhiều lần chê bai tính năng của J-15, cho rằng nó không thể rời quá xa tàu sân bay Liêu Ninh nếu mang đủ cơ số vũ khí chiến đấu.

Vì J-15, hạm đội tàu sân bay Trung Quốc sẽ thiếu máy bay trầm trọng

Tàu Liêu Ninh có thể mang theo 40 máy bay nhưng hoạt động của nó dựa vào Hệ thống Phóng cất cánh cự ly ngắn và cáp hãm đà thay vì súng phóng Catapult khiến cho đối tượng tốt nhất để tàu sân bay này phục vụ là những máy bay có cánh quạt hay trực thăng. Hiện tại, tàu này chỉ chuyên chở 15 chiếc máy bay chiến đấu J-15. Trong khi đó, tàu sân bay Type 001A đang ở trong giai đoạn thử nghiệm thứ 2 trên biển, sẽ tham gia hoạt động vào những tháng sắp tới lại không có máy bay J-15 để hoàn thiện phi đoàn: theo nhật báo của quân đội Trung Quốc thì hiện chỉ có 40 máy bay loại này.

Sự yêu thích dành cho máy bay thế hệ thứ 4 J-15 được thể hiện một cách hiếm hoi tại Trung Quốc. Tờ Asian Times còn lưu ý truyền thông Trung Quốc thường chê bai loại máy bay này bằng rất nhiều cách khác nhau bao gồm cả gọi nó là “con cá lật” vì không có năng lực hoạt động hiệu quả trên các tàu sân bay Trung Quốc – phóng các máy bay có cánh cố định theo hướng dốc nghiêng về phía mũi tàu. Động cơ và trọng lượng của J-15 gây hạn chế rất lớn khả năng hoạt động hiệu quả của những máy bay này: với trọng lượng 17,5 tấn (tải trọng rỗng), nó nặng nhất trong các máy bay được trang bị cho tàu sân bay. Máy bay F-18 của hải quân Mỹ chỉ nặng 14,5 tấn.

Ngoài ra, hải quân Trung Quốc có vẻ như sẽ triển khai hệ thống phóng Catapult lên tàu sân bay tương lai. Những bức ảnh được tiết lộ cho thấy thiết kế như vậy đã được xây dựng. Tàu sân bay của hải quân Mỹ sử dụng hệ thống phóng Catapult đã nhiều thập kỷ cùng với tàu sân bay Pháp Charles de Gaulle. Súng phóng Catapult cho phép máy bay cất cánh nhanh với động cơ hoạt động hết công suất cho phép nó đạt được một tốc độ cất cánh tốt hơn và chuyên chở được nhiều vũ khí cùng nhiên liệu hơn.

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin đồn đoán rằng quân đội Trung Quốc đang tìm cách thay thế J-15, vốn có nhiều vấn đề lớn với hệ thống điều khiển bay cùng nhiều lần bị rơi trong những năm qua. Một vài nguồn tin cho biết máy bay mới dùng để thay thế có thể dựa trên phiên bản cơ sở là JC-31 Gyrfalcon – một máy bay thử nghiệm đã được tập đoàn máy bay Shenyang chế tạo.

Những chiến đấu cơ nhái trong không quân Trung Quốc

Không quân Trung Quốc sở hữu nhiều loại máy bay chiến đấu được chế tạo trên cơ sở công nghệ do nước này mua lại hoặc bị nghi đánh cắp từ nước ngoài. Trong đó có các loại máy bay chiến đấu. Cách làm này giúp Trung Quốc bỏ qua giai đoạn nghiên cứu phát triển tốn kém thời gian và tiền bạc mà vẫn sở hữu lực lượng không quân “đẳng cấp thế giới”. Một số loại máy bay Trung Quốc đã sao chép công nghệ:

Chengdu J-10: Vào thập niên 1980, Mỹ và Israel hợp tác chế tạo tiêm kích đa nhiệm thế hệ 4 với tên gọi Lavi, dựa trên nền tảng tiêm kích General Dynamics F-16. Tuy nhiên, do chi phí quá đắt đỏ, Mỹ rút khỏi dự án khi tiêm kích Lavi chưa được hoàn thiện. Vài năm sau khi dự án Lavi kết thúc, các quan chức Mỹ ngỡ ngàng phát hiện ra Israel chuyển kế hoạch phát triển dự án cho Trung Quốc, giúp nước này tiếp cận các công nghệ vốn được dùng để phát triển tiêm kích F-16. Trên cơ sở này, Trung Quốc phát triển tiêm kích Chengdu J-10 với ngoại hình cùng nhiều tính năng tương đồng F-16. Tiêm kích J-10 có ưu thế vượt trội so với các loại tiêm kích đời cũ trong biên chế không quân Trung Quốc và dần trở thành lực lượng quan trọng góp phần nâng cao đáng kể năng lực chiến đấu của lực lượng này. J-10 không phải là tiêm kích duy nhất của Trung Quốc có các yếu tố tương đồng với F-16, nhưng đây là bản sao F-16 gần giống nguyên mẫu nhất. Không quân Trung Quốc tiếp nhận phiên bản nâng cấp mới nhất của J-10 vào năm 2017 với radar mảng pha, radar kiểm soát hỏa lực hiện đại và các bộ phận làm bằng vật liệu composite giúp giảm trọng lượng máy bay để giúp J-10 tiếp tục phục vụ trong vài thập kỷ tới.

Shenyang J-11 và Shenyang J-16: Khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng cuối những năm 1980, Trung Quốc chớp cơ hội mua lại dây chuyền sản xuất tiêm kích Sukhoi Su-27 vốn được phát triển để đối phó với các loại máy bay chiến đấu phản lực của Mỹ như Grumman F-14 Tomcat. Su-27 sở hữu hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển hiện đại, khác hoàn toàn so với các loại tiêm kích cũ của Trung Quốc. Moskva ban đầu chỉ muốn bán thiết kế của tiêm kích MiG cho Bắc Kinh, nhưng những khó khăn về kinh tế buộc họ phải chuyển nhượng dây chuyền Su-27. Trung Quốc nhanh chóng lắp đặt dây chuyền sản xuất Su-27 của mình, sau đó cải thiện thiết kế nguyên bản của Su-27 và cho ra đời tiêm kích Shenyang J-11. Sau khi mua một số công nghệ mới dành cho Su-27 từ Nga vào năm 2000, Trung Quốc kết hợp chúng với các công nghệ nước này tự phát triển để chế tạo tiêm kích Shenyang J-16, mẫu tiêm kích được coi là phiên bản chỉnh sửa và nâng cấp của Su-27.

Shenyang J-15 đóng vai trò là tiêm kích hạm chủ lực của Trung Quốc, ban đầu nước này dự định mua toàn bộ dây chuyền sản xuất tiêm kích hạm Sukhoi Su-33 tương tự như thương vụ dây chuyền sản xuất Su-27, nhưng Liên Xô từ chối cung cấp một phần bí mật thiết kế của Su-33. Sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc mua một nguyên mẫu Su-33 mang tên mã T-10K-3 từ Ukraine và tháo dỡ toàn bộ để nghiên cứu cấu trúc, chức năng và cách thức hoạt động của chiếc máy bay này. Trên cơ sở này, Trung Quốc chế tạo mẫu tiêm kích hạm J-15 với thiết kế tương tự Su-33 cùng một số cải tiến như vật liệu composite trọng lượng nhẹ. Về mặt kỹ thuật, tiêm kích J-15 có thể so sánh với tiêm kích đánh chặn McDonnell Douglas F-15 Eagle của Mỹ, thậm chí nhỉnh hơn về tốc độ, tải trọng và trần bay. Nhiều chuyên gia nhận định J-15 có khả năng giành chiến thắng trong các cuộc không chiến với F-15. Nhưng năng lực của J-15 bị cản trở bởi hệ thống cất cánh kiểu cầu nhảy trên tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc khiến J-15 mang được ít vũ khí hơn. Trung Quốc được cho là đang nỗ lực chế tạo máy phóng điện từ cho tiêm kích hạm, tương tự loại máy phóng trên tàu sân bay lớp Ford mới của Mỹ, song nhiều khả năng J-15 sẽ bị loại biên trước khi máy phóng này ra đời.

FC-1 Xiaolong/PAC JF-17 Thunder: Vào những năm 1960, Trung Quốc mua lại dây chuyền sản xuất tiêm kích Mikoyan-Gurevich MiG-21 từ Liên Xô và cho ra đời tiêm kích Chengdu J-7. Sau đó Trung Quốc hợp tác với Pakistan chế tạo tiêm kích mới trên cơ sở J-7 nhằm đối phó với một tiêm kích khác của Mikoyan-Gurevich là MiG-29. Nhờ chương trình Lavi mua lại từ Israel, Trung Quốc cho ra đời CAC FC-1 Xiaolong/PAC JF-17 Thunder, một dạng tiêm kích “con lai” giữa F-16 và MiG-21. Tiêm kích FC-1/JF-17 có đôi cánh tam giác đặc trưng của MiG-21, trong khi phần mũi và đuôi gần như giống hệt F-16. Phiên bản mới nhất của FC-1/JF-17 được trang bị hệ thống tiếp liệu trên không, sử dụng nhiều vật liệu composite và được trang bị công nghệ điều khiển điện tử.

Chengdu J-20: Tiêm kích thế hệ năm đầu tiên của Trung Quốc Chengdu J-20 được coi là bản sao tiêm kích Lockheed Martin F-22 Raptor của Mỹ. Công dân Trung Quốc có tên Su Bin đã đánh cắp thiết kế của F-22 Raptor từ Lockheed Martin và chuyển về Trung Quốc. Su Bin đang phải thi hành án tù 46 năm tại Mỹ. Mặc dù hai mẫu tiêm kích này có nhiều điểm tương đồng, việc Trung Quốc thiếu nền tảng công nghệ chế tạo sơn và vật liệu tàng hình cùng thiết kế thêm cặp cánh mũi của J-20 khiến nhiều chuyên gia nhận định J-20 có khả năng tàng hình kém hơn F-22. Một số chuyên gia khác cảnh báo Trung Quốc có thể tiếp tục cải tiến J-20 và cho ra đời những biến thể uy lực hơn. Mỹ ngừng sản xuất F-22 vào năm 2011 với số lượng chưa đầy 200 chiếc, còn Trung Quốc sẽ tiếp tục sản xuất số lượng lớn J-20 trong nhiều năm tiếp theo.

Shenyang J-31: Thông tin về chương trình phát triển tiêm kích F-35 Joint Strike Fighter của Lockheed Martin cũng bị Su Bin chuyển về Trung Quốc và trở thành cơ sở để nước này phát triển tiêm kích Shenyang J-31. Tiêm kích J-31 được cho là có tầm hoạt động và tải trọng lớn hơn so với F-35, nhiều khả năng J-31 sẽ thay thế vai trò của tiêm kích hạm J-15 vốn hay gặp trục trặc. Tương tự tiêm kích J-20, năng lực của tiêm kích J-31 bị hạn chế do Trung Quốc chưa làm chủ công nghệ chế tạo sơn và vật liệu tàng hình. Thiết kế của J-31 được đánh giá là kết hợp giữa F-22 và F-35, giúp tiêm kích của Trung Quốc có trọng lượng nhẹ và linh hoạt hơn so với nguyên mẫu của Mỹ. Một số chuyên gia nhận định hiện J-31 của Trung Quốc chưa được trang bị hệ thống kết nối dữ liệu như tiêm kích F-35 của Mỹ. Hệ thống này biến F-35 thành trung tâm dữ liệu và nâng tầm tấn công vượt giới hạn đường chân trời.

Trung Quốc đã xuất khẩu nhiều loại máy bay chiến đấu

Trung Quốc đã xuất khẩu 1.700 máy bay quân sự tới các quốc gia khác nhau kể từ khi bắt đầu lĩnh vực thương mại này 35 năm trước đây. Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đăng bài viết cho hay mặc dù chưa hoàn thành thử nghiệm đối với máy bay tàng hình J-31 nhưng Trung Quốc đã đứng thứ 3 trên thế giới về lượng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa nhiệm trong giai đoạn 2010-2017, chỉ sau Mỹ và Nga. Theo Hoàn Cầu, điều này cho thấy Trung Quốc đã trở thành một nhà xuất khẩu lớn về máy bay chiến đấu mà không phụ thuộc vào các máy bay thế hệ 5. Trung Quốc xếp thứ 3 thế giới chủ yếu nhờ khoảng 100 máy bay FC-1 Xiaolong (hay còn được biến đến là JF-17 Thunder) đã được chuyển giao hoặc đang chờ chuyển giao cho Pakistan hoặc đã được ủy quyền sản xuất với tổng giá trị lên tới 2,52 tỷ USD. Hoàn Cầu cho hay, máy bay chiến đấu đa nhiệm hạng nhẹ, một động cơ JF-17 do Tập đoàn máy bay Chengdu và Tổ hợp hàng không Pakistan phối hợp phát triển đã dẫn đầu danh sách xuất khẩu kể từ khi mẫu máy bay J-7 dần lui về quá khứ. Hơn 10 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay đa nhiệm và giá rẻ này của Trung Quốc. Thêm vào đó, máy bay huấn luyện K-8 cũng mang lại doanh thu đáng kể cho Trung Quốc. Ai Cập là khách hàng nước ngoài lớn nhất của loại máy bay này. Ngoài ra, Trung Quốc đã xuất khẩu 25 máy bay vận tải Y-8. Theo phương tiện truyền thông nước ngoài, máy bay Y-8 của Trung Quốc đã được xuất khẩu sang 6 nước gồm Myanmar, Pakistan, Sudan, Tanzania, Venezuela và Sri Lanka.

Được biết, sau thập niên 1980, do quan hệ Mỹ Trung thân mật, hai nước bắt đầu bước vào thời kỳ gọi là 10 năm “trăng mật”. Để đối phó với số lượng Mig-21 quá nhiều trên thế giới, Mỹ bắt đầu tổ chức một phi đội máy bay sử dụng Mig-21 để làm quân xanh. Phi đội này phiên hiệu 4477. Trong khi đó Trung Quốc sản xuất J-7 dựa trên nguyên mẫu Mig-21 của Liên Xô đã đạt được công nghệ và tính năng không khác gì Mig-21. Đặc biệt, năm 1982, Trung Quốc được Anh giúp đã xuất khẩu thành công J-7 đến một số quốc gia. Trong quá trình sử dụng, các nước này đánh giá J-7 khá cao cho nên đã thúc đẩy Mỹ nhập khẩu loại máy bay này. Các máy bay J-7 Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ gồm có 15 chiếc J-7II và 1 chiếc J-7M. J-7II là phiên bản cải tiến với nắp che cabin mở về phía sau. Nước Mỹ là nước duy nhất ở châu Mỹ trang bị máy bay J-7 và ngược lại J-7 cũng là máy bay chiến đấu duy nhất Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Vì J-7 là một máy bay phát triển trên cơ sở Mig-21, cho dù không mua J-7 từ Trung Quốc, Mỹ cũng có thể mua công nghệ tương tự Mig-21 từ nhiều nước khác.

Tuy việc xuất khẩu J-7 đến Mỹ hồi đó là một sự kiện lớn trong lịch sử hàng không Trung Quốc và cũng giúp Trung Quốc kiếm được một lượng ngoại hối. Tuy nhiên Mỹ lựa chọn J-7 Trung Quốc làm quân xanh cũng có thể gọi là một hành động một công đôi việc, không những có thể phát hiện tối đa các thiếu sót trong thiết kế và chiến thuật của Mig-21 mà còn có thể hiểu rõ hơn về tính năng tương quan của J-7 Trung Quốc. Bởi vì Mỹ biết Trung Quốc vẫn là đối thủ tiềm tàng nhất của họ. Do vậy sau khi Liên Xô giải thể, quan hệ Trung Mỹ mau chóng chuyển sang lạnh nhạt. Mà khi đó J-7 lại là máy bay chiến đấu quan trọng nhất của Không quân Trung Quốc. J-7 khi đó đã không còn gì là bí mật trước mắt người Mỹ.

Thời gian gần đây, Iran được cho là sắp hoàn tất thương vụ mua 150 máy bay chiến đấu đa năng Chengdu J-10 của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xuất khẩu được một số lượng lớn chiến đấu cơ được coi là “con cưng” của nước này kể từ khi chúng được đưa vào sản xuất đại trà. Mặc dù thường được so sánh với máy bay F-16 của Mỹ và MiG-29 của Nga, nhưng chiến đấu cơ J-10 Trung Quốc thực chất chỉ là bản sao của máy bay chiến đấu Lavi do Israel phát triển dựa trên tiêm kích F-16 của Mỹ. Israel đã bán công nghệ này cho Trung Quốc sau khi Washington nhất quyết đòi Israel ngừng sản xuất máy bay Lavi.

Đáng chú ý, có tin cho rằng Trung Quốc đang lên kế hoạch xuất khẩu máy bay chiến đấu tàng hình 2 động cơ J-31, tạo thêm một lựa chọn cho các khách hàng toàn cầu vốn không đủ tiền mua chiến đấu cơ cùng chủng loại F-35 của hãng Lockhead Martin (Mỹ). Thông tin về việc xuất khẩu J-31 được hé lộ tại khu vực triển lãm của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) khi các nhân viên khoe mô hình một chiếc J-31 hôm 10/11/2018.

RELATED ARTICLES

Tin mới