Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ toan tính thâu tóm bốn cảng biển quan trọng tại Italia

TQ toan tính thâu tóm bốn cảng biển quan trọng tại Italia

Ngay sau khi tuyên bố sẽ tham gia sáng kiến “Vành đai, Con đường” (BRI) của Trung Quốc, Italia thông báo nước này sẽ ký với Trung Quốc thỏa thuận nhận những khoản đầu tư nằm trong khuôn khổ BRI của Trung Quốc tại 4 cảng biển là Genoa, Sicily ở thành phố Palermo, Trieste và Ravenna nằm phía Bắc biển Adriatic.

Vị trí của Italia trong “Vành đai, Con đường”. Nguồn: Financial Tribune

Thỏa thuận này sẽ được hai bên ký kết nhân dịp chuyến thăm 3 nước châu Âu là Italia, Monaco và Pháp từ ngày 21-26/3. Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Italia trong 2 ngày 21-22/3. Đây cũng là điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu đầu năm 2019 của ông Tập. Thủ tướng Italia Giuseppe Conte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ký một biên bản ghi nhớ (MOU) để tham gia BRI bất chấp những cảnh báo từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) rằng đầu tư từ Trung Quốc có nguy cơ là “thành phần độc hại” xâm nhập nền kinh tế.

Genoa là hải cảng lớn và lâu đời nhất nước Italia. Còn Trieste có tiềm năng rất lớn, kết nối Địa Trung Hải với quốc gia không giáp biển trong khu vực như Áo, Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia, Serbia đều là thị trường mà Trung Quốc muốn tiếp cận thông qua BRI. Trước đó, chính phủ Italia từng tuyên bố sẽ cho phép công ty Trung Quốc quản lý hoặc nắm giữ cổ phần những cảng đóng vai trò là chìa khóa giúp mở rộng xuất khẩu.

BRI là ý tưởng do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất vào năm 2013, trong đó đã được đưa thành một chương riêng (Chương 51) trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc 5 năm lần thứ 13. Cơ chế chính sách đã được triển khai theo mô hình từ trên xuống, với sự tham gia của tất cả các cấp hành chính. Nhằm huy động tài chính cho BRI, Trung Quốc đã cùng lúc hình thành bốn kênh quan trọng gồm các định chế chuyên biệt cung cấp tài chính cho BRI; các ngân hàng chính sách; các quỹ đầu tư tài chính và các công ty đầu tư. Đến tháng 10/2017, Trung Quốc đã cùng gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ ký biên bản ghi nhớ hợp tác hoặc thỏa thuận hợp tác về BRI. Về hoạt động vốn cho BRI, tính đến tháng 8/2017, Trung Quốc đã đạt được 109 thoả thuận với 68 quốc gia thuộc BRI với trị giá lên tới 33 tỷ USD, vượt qua con số 31 tỷ USD của năm 2016. Tổng số vốn đã cấp và đợi phê duyệt mà Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) triển khai trong năm 2016 là 1,82 tỷ USD.

Trước đó hôm 19/3, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte đã lên tiếng trấn an rằng chính phủ của ông sẽ không bỏ qua những khuôn khổ lẫn nguyên tắc EU về minh bạch và an ninh quốc gia, đồng thời khẳng định các bản thỏa thuận thương mại – kinh tế ký kết với Trung Quốc không ảnh hưởng đến lập trường địa chính trị của Italia. Hiện nay, Mỹ và một số đồng minh châu Âu đều bày tỏ lo lắng trước chuyến thăm Italia của nhà lãnh đạo Trung Quốc, bởi chuyến công du được đánh giá là nỗ lực để mở rộng BRI của Bắc Kinh với một số thành viên EU. Sáng kiến của Trung Quốc hiện đang bị Mỹ và đồng minh chỉ trích khi chỉ đem lại lợi ích cho Bắc Kinh nhưng lại tạo ra bẫy nợ nặng nề cho đối tác.

Trước phản ứng trên, Trung Quốc nhiều lần khẳng định đó là những cáo buộc vô căn cứ và riêng đối với Italia. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị từng khẳng định, Italia là cường quốc với nền kinh tế phát triển nên nước này “tự hiểu rõ lợi ích bản thân và có thể độc lập đưa ra phát quyết của mình”.

RELATED ARTICLES

Tin mới