Saturday, May 11, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChâu Âu tham gia Vành đai Con đường: Có đi, có lại?

Châu Âu tham gia Vành đai Con đường: Có đi, có lại?

Dù phê phán Ý nhưng vẫn Đức bày tỏ quan điểm sẽ tham gia vào sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc nhưng sẽ có điều kiện.

 

 

Vừa qua, Thủ tướng Đức Angela Merkel có cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 26/7 tại Paris (Pháp).

Chia sẻ sau hội đàm, Thủ tướng Đức đánh giá Vành đai Con đường của Trung Quốc là một dự án quan trọng mà các quốc gia châu Âu sẽ vui mừng khi cùng tham gia, nhưng mọi quyết định cuối cùng sẽ tùy thuộc vào thiện chí và cách tiếp cận vấn đề của Trung Quốc.

“Châu Âu chúng tôi muốn đóng vai trò tích cực và điều đó phải bắt nguồn từ sự có đi có lại, nhưng chúng tôi vẫn đang có chút băn khoăn với điều đó” – bà Merkel cho biết.

Ngày 23/3 vừa qua, Ý và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về việc Roma tham gia vào sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc. Động thái này đã ngay lập tức vướng phải sự chỉ trích của các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức.

Thủ tướng Đức đã lập tức lên tiếng nhắc nhở về việc Roma đã quá vội vàng trong việc tham gia vào sáng kiến này với Trung Quốc mà quên đi “suy nghĩ của các quốc gia khác trong liên minh” và lo ngại Ý sẽ nợ chồng nợ khi tham gia các dự án với Trung Quốc.

Đồng quan điểm, Tổng thống Pháp Macron lên tiếng chỉ trích Ý đa tạo ra một tiền lệ xấu ngay trong lòng khối liên minh đoàn kết nhất thế giới. Tổng thống Macron kêu gọi Bắc Kinh có cách tiếp cận tổng thể hơn giữa chính quyền nước này và toàn bộ EU, thay vì cách làm việc theo kiểu đàm phán song phương.

Ngoài ra, cả Pháp và Đức đều thúc đẩy Ủy ban châu Âu sớm áp dụng bản danh sách 10 điểu khi ứng xử với Trung Quốc. Theo đó, Pháp – Đức muốn mọi đàm phán giữa Bắc Kinh và Brussel sẽ được thực hiện trên nguyên tắc đa phương, ngoài ra, các dự án của Trung Quốc vào châu Âu từ cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật hay đầu tư tài chính đều phải thông qua một ủy ban kiểm duyệt nghiêm ngặt, thay vì tự phát đàm phán như trường hợp của Ý.

Thực tế, việc Đức đề phòng châu Âu sẽ gặp rủi ro trong các dự án hợp tác với Trung Quốc là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bản thân Berlin đã phải sửa luật đầu tư nước ngoài để hạn chế Trung Quốc tham gia thâu tóm các công ty kỹ thuật khoa học hàng đầu của mình.

Ngoài ra, Vành đai Con đường vốn là một chuỗi dự án có tầm cỡ quốc tế của Trung Quốc nhưng để lại nhiều điểm xấu ở tất cả mọi nơi mà dự án này đi qua, bao gồm các bẫy nợ, thôn tính các vùng đặc khu kinh tế hay các cơ sở hạ tầng trọng điểm của một quốc gia.

Chau Au tham gia Vanh dai Con duong: Co di, co lai?

Ý đã ký biên bản ghi nhớ sẽ tham gia Vành đai Con đường của Trung Quốc

Bản thân nhiều chuyên gia đang hoạt động tại châu Âu cũng đã bày tỏ lo ngại về quyết định này của Ý. Matteo Salvini, người đứng đầu đảng Lega theo chủ nghĩa dân túy, đại diện cho một nửa chính phủ liên minh Ý nhấn mạnh nước Ý sẽ trở thành thuộc địa của Trung Quốc và gánh thêm những khoản nợ khổng lồ đến mức Roma không thể trả nổi.

“Họ sẽ lấy đi cái gì của chúng ta? Cảng biển ra Địa Trung Hải, hay họ sẽ sở hữu cả đấu trường La Mã? Tham gia sáng kiến này của Trung Quốc là điều tồi tệ cho nước Ý” – Ông Salvini nhấn mạnh.

Trong khi đó, Steve Bannon, cựu cố vấn quốc gia Mỹ, đang hoạt động cho một tổ chức kinh tế của châu Âu bày tỏ sự băn khoăn về việc Ý sẽ đối mặt với các bẫy nợ. “Nó có lợi ích ngắn hạn, nhưng sẽ là nỗi đau dài hạn”.

Những quan ngại đó của các chuyên gia là điều mà Berlin thấu hiểu. Vì thế cùng với Pháp, họ tạo ra một trục vận hành cho châu Âu, và nỗ lực bằng mọi cách để chấm dứt tiền lệ nước Ý. Berlin và Paris không hề muốn sẽ có một chính quyền nào phải đàm phán song phương với Trung Quốc để làm ảnh hưởng đến toàn bộ liên minh.

RELATED ARTICLES

Tin mới