Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCác công cụ xây dựng lòng tin giữa các bên ở Biển...

Các công cụ xây dựng lòng tin giữa các bên ở Biển Đông hiện nay

Việc Trung Quốc không thực hiện đầy đủ các chuẩn mực quốc tế cho thấy các thỏa thuận mới sẽ không tạo ra sự thay đổi cụ thể và lâu bền đối với tự do hàng hải ở Biển Đông. Vì vậy, các nước đang rất cần những công cụ để xây dựng lòng tin giữa các bên ở Biển Đông hiện nay.

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)

Trong số các hiệp định mang tính ràng buộc thúc đẩy sự minh bạch và ổn định thì Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) là nền tảng trật tự dựa trên luật lệ cho các đại dương. Một vài khía cạnh của UNCLOS nhằm xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột trên biển. Thứ nhất, Công ước quy định bộ quy tắc được chấp nhận trên toàn cầu về hoạt động hảng hải trong vùng lãnh hải, hoạt động hàng hải và hàng không qua eo biển được sử dụng trong hàng hải quốc tế, cũng như tự do biển cả trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và tự do biển cả. Thứ hai, những quy tắc này cấu thành nên gói thỏa thuận toàn diện tập trung vào việc sử dụng trên thực tiễn của đại dương, quyền và nghĩa vụ chung thay vì chỉ tập trung hoàn toàn vào vấn đề chủ quyền hay quyền tài phán đối với không gian chung. Thứ ba, quyền và nghĩa vụ được phản ánh trong Công ước được thực hiện thông qua các quốc gia tàu thuyền mang cờ, quốc gia ven biển và quốc gia cảng biển dựa trên sự phân chia về thẩm quyền thi hành và thẩm quyền theo tập quán với mục đích ngăn ngừa xung đột. Chẳng hạn, trong khi các quốc gia ven biển có thẩm quyền theo tập quán về kế hoạch phân luồng giao thông tại các eo biển phù hợp với Điều 41 của UNCLOS, thẩm quyền thi hành thuộc về quốc gia tàu thuyền mang cờ theo như Điều 41 và Điều 94.

Trung Quốc cũng đãkhông tuân thủ Tuyên bố Ứng xử giữa các Bên ở Biển Đông (DOC) khi tiến hành hoạt động xây dựng đảo nhân tạo và phát triển các lực lượng quân sự ở Biển Đông, liên tục sử dụng vũ lực đối với tàu cá Philippines và Việt Nam, đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông, quấy nhiễu tàu khảo sát biển Philippines và Việt Nam, ngăn chặn tàu chiến Ấn Độ khi đang hoạt động trong khu vực Biển Đông. Trung Quốc nỗ lực đảm bảo một tầm nhìn hạn chế và đa tầng nghĩa hơn về tự do và an toàn hàng hải bằng các công cụ hàng hải mới, trong khi Mỹ lại muốn duy trì cấu trúc hiện tại. Tuy nhiên, hiện tại việc Trung Quốc sử dụng luật quốc tế cho thấy nước này đã đoạn tuyệt với quá khứ. Trong những năm 1990, Trung Quốc tránh tham gia các thỏa thuận hay thế chế quốc tế vì e ngại rằng chúng đơn thuần chỉ là công cụ chỉ trích hay hạn chế tự do hàng động của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngày nay thay vì chỉ đứng bên lề, Trung Quốc đang chủ ý hành động để định hình các quy định và thế chế quốc tế nhằm thúc đẩy lợi ích của mình.

Các quy tắc Quốc tế về Ngăn ngừa va chạm trên biển (COLREG)

Các quy tắc Quốc tế về Ngăn ngừa va chạm trên biển bổ sung cho UNCLOS và cung cấp độ chính xác cao hơn cho các quy định liên quan đến đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải tại các đại dương trên thế giới. Chẳng hạn, COLREG yêu cầu các quốc gia tuân thủ các quy định về tốc độ an toàn (Quy định số 6) và quy định các phương thức để tránh va chạm (Quy định số 7 và 8). Các hiệp định toàn cầu được bổ sung bằng thỏa thuận đa phương không mang tính ràng buộc ở khu vực. Quy tắc về Chạm trán Bất ngờ trên Biển (CUES) là khuôn khổ thúc đẩy liên lạc thông tin hải quân trên biển nhằm tránh hiểu nhầm có thể dẫn đến va chạm. Bộ thỏa thuận song phương giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết nhằm ngăn chặn va chạm hải quân giữa lực lượng hải quân Mỹ và Trung Quốc. Quy tắc Hành xử quy định những phụ lục về chạm trán trên không và trên mặt biển, Thông báo về Hoạt động Quân sự được thiết lập nhằm gia tăng sự minh bạch và giảm sự nghi ngờ lẫn nhau.

Nguyên tắc tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

Tự do hàng hải là lợi ích cốt lõi của tất cả các quốc gia dọc vành đai Thái Bình Dương. Tầm nhìn trái ngược nhau về nội dung và phạm vi tự do hàng hải, chẳng hạn như liệu các hoạt động quân sự có được phép hay không, đã gây ra căng thẳng giữa các quốc gia biển khu vực. Để giảm nhiệt những căng thẳng như vậy, Trung Quốc và Nhật Bản, hay Trung Quốc và Mỹ đã tính đến ký các thỏa thuận song phương nhằm kiểm soát va chạm trên biển. Trung Quốc và Nhật Bản đã tiến hành các cuộc đàm phán, mặc dù không liên tục và ngắt quãng, về tự do trên các vùng biển ở Đông Á. Vào tháng 11/2014, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu thảo luận về các CBM nhằm giảm căng thẳng tại các vùng biển quanh quần đảo Senkaku. Hai bên đồng ý sử dụng tần số radio chung cho các tàu và máy bay hai nước ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku nhằm đảm bảo hoạt động liên lạc được thực hiện. Vào đầu tháng 11/2015, Bộ quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc đạt được thỏa thuận khởi động sớm cơ chế liên lạc trên biển và trao đổi quốc phòng nhằm tránh va chạm ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của cơ chế không được công bố công khai. Tương tự, Mỹ và Trung Quốc đều có những quan điểm đặc biệt mạnh mẽ và trái ngược về tự do hàng hải, và quan điểm của hai nước thể hiện rất rõ sự cạnh tranh chiến lược nhằm giành ưu thế ở châu Á. Trong khi Mỹ ủng hộ trật tự biển tự do dưới sự bảo trợ từ sự hiện diện thống trị của Mỹ, Trung Quốc dường như có ý định thay thế vai trò của Mỹ. Trong bối cảnh chiến lược như vậy, yêu sách biển thiếu tính thuyết phục của Trung Quốc là nguồn cơn chính gây căng thẳng.

Trong vụ va chạm vào đầu tháng 8/2014, máy bay chiến đấu không quân PLA Su-27 đã hung hăng chặn máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon của hải quân Mỹ khi đang bay trong vùng không phận quốc tế. Máy bay Trung Quốc đã một vài lần bay áp sát, vượt cắt mặt bên trên và bên dưới máy bay Mỹ. Có thời điểm, máy bay đánh chặn của Trung Quốc đã bay rất gần máy bay Mỹ, sau đó thực hiện động tác bay nhào lộn trước mũi đường bay của máy bay Mỹ. Lo ngại sâu sắc trước hành vi thể hiện như vậy của Trung Quốc, các lực lượng vũ trang Mỹ đã tập trung nghiên cứu các lối tiếp cận tác chiến nhằm đảm bảo cho hoạt động của không quân và hải quân không bị cản trở. Chẳng hạn, Khái niệm Chung về Tiếp cận và Tác chiến về Lợi ích Chung Toàn cầu (JAM-CG) đưa ra các cách thức lực lượng Mỹ có thể vượt qua mối đe dọa từ thủy lôi, tàu ngầm hải quân và các va chạm trên không và trên biển. Tương tự, điều đáng chú ý là hầu như các quốc gia khu vực Đông Á đều đang theo đuổi chiến lược bổ sung nhằm cân bằng và đối phó với tham vọng bá quyền khu vực của Trung Quốc. Chiến lược phòng ngừa bao gồm một loạt hành động mà các quốc gia khu vực thực hiện như phát triển không quân và hải quân, hoạt động ngoại giao nhằm hình thành mối quan hệ mới với các đối thủ cũ (chẳng hạn như Việt Nam và Ấn Độ với Mỹ).

Các hoạt động của Trung Quốc liên quan đến yêu sách đầy tai tiếng của nước này gây ra những va chạm đối với hầu hết các lực lượng hải quân và dân sự của các quốc gia ven biển, từ Nhật Bản cho đến Hàn Quốc, Việt Nam và Malaysia, cho đến các quốc gia xa xôi như Australia và Ấn Độ. Các quốc gia ven biển dọc Biển Đông đều bác bỏ yêu sách đường đứt đoạn của Đài Loan và Trung Quốc, chỉ có quốc gia bé nhỏ Brunei là không công khai bác bỏ yêu sách biển của Trung Quốc. Các quốc gia ven biển láng giềng đều thực hiện bước đi mạnh mẽ nhằm cân bằng với Trung Quốc. Chẳng hạn, vào tháng 9/2014, Malaysia đã đưa ra đề nghị tiếp nhận máy bay P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên hòn đảo nhỏ Labuan phía đông Malaysia. Hòn đảo này nằm ngoài khơi Borneo, gần với Brunei. Nằm ở rìa mép yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, việc sử dụng căn cứ không quân của Malaysia mở rộng đáng kể tầm hoạt động của máy bay tuần tra biển của Mỹ đối với vùng biển tranh chấp này. Về mặt thời điểm, lời đề nghị của Malaysia đặc biệt quan trọng. Một tuần trước tuyên bố này của Malaysia, Tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã nói với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice trong chuyến thăm tới Bắc Kinh rằng, Mỹ nên giảm quy mô hoặc dừng hoàn toàn hoạt động bay giám sát gần bờ biển Trung Quốc. Thay vì theo ý của ông Phạm Trường Long, Mỹ bày tỏ quyết tâm tiếp tục thực hiện tự do hàng hải và quyền bay qua trên vùng biển quốc tế, sử dụng theo luật quốc tế các vùng biển nắm ngoài vùng lãnh hải, và sẽ thực hiện các hoạt động như vậy cùng với các quốc gia có cùng mối quan tâm khác. Khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter cam kết điều một tàu sân bay đi qua thách thức các yêu sách quá đáng của Trung Quốc ở Trường Sa, người đồng cấp Malaysia đã ủng hộ. Mối quan hệ được tăng cường giữa Mỹ và Malaysia đặc biệt đáng chú ý khi mà nước này đang cân bằng UNCLOS.

RELATED ARTICLES

Tin mới