Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ xoay xở tìm kiếm các đòn đáp trả chiến tranh thương...

TQ xoay xở tìm kiếm các đòn đáp trả chiến tranh thương mại với Mỹ: Vì sao “đất hiếm” được chọn?

Bắc kinh đang tăng cường các biện pháp nhằm đáp trả chính sách gây sức ép về thương mại của Mỹ. Một trong những biện pháp mới nhất của Trung Quốc vừa được giới phân tích chỉ ra có thể là mặt hàng “đất hiếm”.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình viếng thăm “đất hiếm”?

Trong chuyến công tác đầu tiên ở trong nước kể từ Mỹ tăng thuế với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc, hôm 20/5, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm công ty khai thác và chế biến “đất hiếm” JL Mag Rare-Earth ở thành phố Cám Châu, Giang Tây.Ông cũng viếng thăm một khu tưởng niệm ở huyện Vu Đô của thành phố này, nơi khởi đầu của “Vạn lý trường chinh”, cuộc rút lui chiến thuật của Hồng quân Trung Quốc cách đây 85 năm.Tháp tùng trong chuyến thăm là Phó Thủ tướng Lưu Hạc, cố vấn tín cẩn nhất của ông Tập và là trưởng đoàn đàm phán trong cuộc đàm phán kéo dài gần một năm qua với Mỹ.Chuyến thăm công ty “đất hiếm” JL Mag Rare-Earth của ông Tập làm dấy lên các suy đoán cho rằng Trung Quốc có thể cân nhắc cấm xuất khẩu “đất hiếm” để trả đũa Mỹ.

Vì sao “đất hiếm” có thể biện pháp mới của TQ đáp trả Mỹ?

Thứ nhất, “đất hiếm” là một nguồn tài nguyên quý giá, không thể thiếu trong các ứng dụng công nghệ, công nghiệp hiện đại hiện nay. Với 17 nguyên tố quý giá, quặng “đất hiếm” có vai trò ngày càng lớn đối với các ngành công nghiệp và tương lai của thế giới. Quặng “đất hiếm” chứa 17 nguyên tố có hàm lượng rất nhỏ trong vỏ trái đất, như Yttrium và lanthanum. Chúng nằm ở giữa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nguyên tố đầu tiên trong “đất hiếm” được phát hiện vào năm 1787. Đa số chúng được dùng trong lĩnh vực công nghiệp và quốc phòng. Người ta dùng 17 nguyên tố trong “đất hiếm” để sản xuất các linh kiện trong điện thoại di động, pin mặt trời, motor điện hiệu suất cao, động cơ xe hơi dùng cả xăng và điện, nam châm trong các máy phát thủy điện cực nhỏ và cả các thiết bị trong vũ trụ. Ngoài ra “đất hiếm” còn là nguyên liệu quan trọng đối với việc phát triển các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường.

Theo nghiên cứu 17 nguyên tố trong “đất hiếm” đặc biệt vì chúng có nhiều tính chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium là nguyên tố giúp con người biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào các sợi cáp quang truyền dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn. Một số nguyên tố trong “đất hiếm” được dùng để sản xuất những nam châm nhỏ hơn song mạnh hơn dành cho ô tô, ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác làm tăng khả năng chịu nhiệt của các cánh quạt trong động cơ phản lực và làm tăng độ sáng của các ống nhòm hồng ngoại (dùng để quan sát trong đêm). Mỹ và một số nước là nguồn cung cấp “đất hiếm” chủ yếu trong 50 năm qua. Nhưng nhờ chi phí lao động thấp và sự thiếu vắng những quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, Trung Quốc trở thành nước bán “đất hiếm” với giá thấp nhất trên thế giới. Cục Địa chất Mỹ khẳng định những mỏ “đất hiếm” chưa được phát hiện trên thế giới có trữ lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của loài người trong tương lai. Tuy nhiên, giới khoa học không dám chắc liệu những mỏ mới sẽ được phát hiện kịp thời để đáp ứng nhu cầu đang tăng vọt hay không. Theo Cục Địa chất Mỹ, nguồn cung “đất hiếm” sẽ thấp hơn cầu khoảng 40 nghìn tấn trong vòng 5 năm tới.

“Đất hiếm” dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện, để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng; dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng, để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử; chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình; làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường, làm vật liệu siêu dẫn. Các ion “đất hiếm” cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện và được ứng dụng trong công nghệ laser

Các nguyên tố “đất hiếm” và Các kim loại “đất hiếm”, theo IUPAC là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười lăm nguyên tố của nhóm Lantan và trái ngược với tên gọi (loại trừ promethi), có hàm lượng lớn trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố “đất hiếm” ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Nhóm “đất hiếm” thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học. Tuy vậy, “đất hiếm” vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm “đất hiếm” từ các dạng khác nhau của nam châm. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng “đất hiếm” ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.

Thứ hai, Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu “đất hiếm” lớn nhất sang Mỹ trong nhiều năm. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu “đất hiếm” của Trung Quốc sang nước này đạt mức 92 triệu USD, theo Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ; trong khi đó, Nhật Bản, nước xuất khẩu “đất hiếm” lớn thứ hai sang Mỹ, cung cấp cho Mỹ các lô hàng “đất hiếm” trị giá 23 triệu USD. Tính đến tháng 3/2019, Mỹ đã nhập khẩu 19 triệu USD “đất hiếm”. Công ty “đất hiếm” JL Mag Rare-Earth là một trong những công ty khai thác và chế biến “đất hiếm” lớn nhất Trung Quốc. “đất hiếm” là tập hợp 17 nguyên tố hóa học thường được tìm thấy cùng nhau trong những mẩu quặng phân bố ở một số khu vực trên thế giới. Các khoáng chất “đất hiếm” là thành phần quan trọng trong các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động, tivi, máy sấy tóc, lò vi sóng, xe điện… và cả các loại vũ khí. Trung Quốc, nhà sản xuất và xuất khẩu “đất hiếm” lớn nhất thế giới, đang nắm giữ 90% sản lượng “đất hiếm” toàn cầu.

Thứ ba, “đất hiếm” có vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp của Mỹ. Vì có tầm quan trọng chiến lược, “đất hiếm” là một trong số ít những mặt hàng mà Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ loại bỏ khỏi danh sách hàng hóa Trung Quốc trị giá hơn 300 tỉ USD bị cân nhắc áp thuế trong thời gian tới.Trung Quốc có thể ngừng xuất khẩu “đất hiếm” để gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến hoạt động sản xuất của các công ty công nghệ Mỹ bị tê liệt. Tuần trước, Jin Canrong, Giáo sư ngành quan hệ quốc tế ở Đại học Nhân dân tại Bắc Kinh, đăng một bài viết gợi ý Trung Quốc có thể cấm xuất khẩu “đất hiếm” sang Mỹ để trừng phạt động thái tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc của Mỹ. Vì Mỹ chỉ xuất khẩu 120 tỉ USD hàng hóa sang Trung Quốc vào năm 2018 nên Bắc Kinh không thể trả đũa tương ứng bằng các đòn thuế. David Abraham, học giả cao cấp ở tổ chức tư vấn chính sách công New America (Mỹ), nhận định: “Trung Quốc hiểu rõ các chuỗi cung ứng tốt hơn chúng ta cũng như hiểu rõ các khoáng chất “đất hiếm” này có sức mạnh chi phối như thế nào đến smartphone, xe điện Tesla và máy bay chiến đấu của chúng ta”. Quy trình tách các khoáng chất từ “đất hiếm” để tạo ra những vật liệu hữu ích là rất phức tạp, tốn kém và Trung Quốc có lợi thế không thể chối cãi về vấn đề này. Ryan Castilloux, Giám đốc công ty tư vấn “đất hiếm” Adamas Intelligence, cho rằng chuyến thăm Công ty JL Mag Rare-Earth không phải sự kiện ngẫu nhiên. Ông nói: “Chuyến thăm phát đi thông điệp rằng Trung Quốc biết rõ “đất hiếm” không chỉ quan trọng đối với các ngành công nghệ cao của Mỹ mà còn quan trọng cả đối với lĩnh vực sản xuất quốc phòng của Mỹ”.

TQ đã từng dùng “đất hiếm” để đối phó với các nước như Nhật Bản

Trước đây, Bắc Kinh đã từng “vũ khí hóa” nguồn “đất hiếm” khi cắt giảm 40% hạn ngạch xuất khẩu “đất hiếm” vào năm 2010 nhằm gây sức ép với Nhật Bản giữa lúc căng thẳng giữa hai nước xung quanh vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư dâng cao. Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) đã nộp đơn khiếu nại động thái giảm hạn ngạch xuất khẩu này lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2012. WTO đã ra phán quyết chống lại Trung Quốc nên đến năm 2015, Bắc Kinh dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu “đất hiếm”. Song các nhà quan sát khác nghi ngờ tính hiệu quả của lệnh cấm xuất khẩu “đất hiếm”. Giáo sư ngành quan hệ quốc tế Shi Yinhong ở Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho rằng, “đất hiếm” không có ý nghĩa nhiều trước tác động to lớn của cuộc chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, cổ phiếu của công ty JL Mag Rare Earth vẫn tăng kịch trần 10% trong hai ngày liên tiếp trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến sau khi Tân Hoa xã đưa tin về chuyến thăm của ông Tập. Cổ phiếu của các công ty “đất hiếm” khác của Trung Quốc cũng đồng loạt tăng theo. Hôm 21/5, chỉ số đo lường biến động giá cổ phiếu 38 công ty liên quan đến “đất hiếm” ở Trung Quốc tăng 6,7%.

RELATED ARTICLES

Tin mới