Tuesday, May 21, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ thực sự muốn gì ở Bắc Cực?

TQ thực sự muốn gì ở Bắc Cực?

Liệu Bắc Kinh có tuân thủ luật chơi như ở Nam Cực?

 

Tháng 4 năm 2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi xuất hiện tại Hội đồng Bắc Cực để nói về mối đe dọa Trung Quốc ở Bắc Cực. Điều đó rõ ràng làm kinh ngạc nhiều người tham gia, những người háo hức hơn khi nói về cuộc khủng hoảng ngày một rõ ràng hơn của biến đổi khí hậu.

Một số người muốn thảo luận về vấn đề Nga, nhưng ông Pompeo lại chọn giải thích về mối đe dọa Trung Quốc.

Như được ghi nhận gần đây, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Bắc Cực không hoàn toàn ngẫu nhiên, và có thể là một kết quả của liên minh Nga-Trung ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, hiện tại, xác suất sự hiện diện quân sự thường xuyên của Trung Quốc ở Bắc Cực vẫn là rất thấp. Nhưng nếu các tập đoàn Trung Quốc ráo riết tiến vào khu vực, tìm cách gặt hái những “phần thưởng” từ sự tan chảy nhanh chóng đang diễn ra sẽ gây ra những lo ngại.

Người Nga đã lên tiếng về sự tăng trưởng không giới hạn của ngành khai thác gỗ Trung Quốc ở Siberia. Và, thực tiễn đã chỉ ra rằng, việc kiểm soát và giám sát kém có thể tàn phá ngư trường Bắc Cực, một trong những thiên đường gần như nguyên sơ cuối cùng trên Trái đất và là nơi sinh sống của vô số loài sinh vật độc đáo.

Mới đây, phiên bản tiếng Quan thoại của Dragon Eye có đăng một bài về khả năng đánh bắt cá ở cực 2 cực trái đất của hai nhà nghiên cứu thủy sản Trung Quốc. Trọng tâm của tác phẩm là những chỉ số về nghề cá ở 2 cực và được xuất bản đầu năm 2019.

Khi phân tích, các tác giả giải thích về khả năng phát triển nguồn lợi thủy sản ở Bắc cực và tiềm năng chưa được khai thác của nó đã thu hút sự chú ý cao ở các nước liên quan. Các ước tính tốt về quần thể cá Bắc Cực, ngụ ý về một cơ cấu có trách nhiệm để hợp tác phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn chưa rõ ràng tại Bắc Băng Dương.

Bài báo giải thích rằng các hoạt động đánh bắt cá của Trung Quốc ở Nam Cực đã được phát triển khá tốt. Theo sáng kiến ​​bắt đầu vào năm 1984, Trung Quốc đã trở thành thành viên chính thức của Ủy ban bảo tồn tài nguyên sinh vật biển ở Nam Cực (CCAMLR), cơ quan chi phối tất cả các hoạt động đánh bắt cá ở Nam Cực, vào năm 2007.

Theo báo cáo này, đây là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia Made in China 2025, là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

Không phóng đại tham vọng của Trung Quốc ở Bắc Cực, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy rằng hàng thập kỷ phát triển nghề cá ở Nam Cực đã được Bắc Kinh chuẩn bị tốt. Bài báo cũng nói rằng Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) gần đây đã xem xét kỹ lưỡng việc vận chuyển cần được quy định như thế nào tại Bắc cực, và hiện đang đánh giá các quy định đối với việc đánh bắt tại Bắc Cực.

Báo cáo này cũng kêu gọi Trung Quốc phá vỡ vị trí độc quyền của các quốc gia Scandinavi liên quan đến đổi mới đánh bắt cá ở Bắc Cực, bao gồm cả các khía cạnh an toàn và môi trường.

Các chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ không quan tâm đến việc đánh bắt cá của Trung Quốc ở Bắc Cực. Tuy nhiên, các tàu cá này có thể đe dọa Bắc Cực hơn bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc có thể triển khai đến khu vực.

Thật vậy, gợi ý được cung cấp bởi bài báo Trung Quốc này ngụ ý rằng việc đánh bắt cá của Trung Quốc ở các vùng Bắc Cực cần phải theo dõi chặt chẽ các hoạt động “đánh bắt” của những người khác trong khu vực. 

Hiện tại, có một số bằng chứng sơ bộ cho thấy rằng khi nói về việc mở rộng ra tất cả các đại dương thế giới, Bắc Kinh dường như sẵn sàng chơi theo các bộ quy tắc quan trọng, như CCAMLR. Tuy nhiên, trường hợp này cần được theo dõi xem liệu Bắc Kinh có thực sự tuân thủ cuộc chơi để bảo vệ môi trường toàn cầu, bao gồm thông qua việc áp dụng các thực hành nghề cá bền vững thực sự. 

RELATED ARTICLES

Tin mới