Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaĐại sứ Hàn Quốc Park Noh Wan: Cần tránh mọi hành động...

Đại sứ Hàn Quốc Park Noh Wan: Cần tránh mọi hành động làm leo thang căng thẳng trên Biển Đông

Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh Wan (31/10) cho biết, Hàn Quốc tôi hy vọng các bên có liên quan sẽ cùng giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), qua đó đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.

Theo Đại sứ Park Noh Wan, hiện ở khu vực Đông Á có những vấn đề nổi cộm cũng là mối quan tâm chung. Ở Đông Bắc Á là vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á là vấn đề Biển Đông. Vùng biển này có vị trí, vai trò quan trọng đối trong khu vực và trên thế giới. Hàng năm 45% hàng hóa thế giới và 90% năng lượng nhập khẩu của Hàn Quốc đi qua Biển Đông. Do đó, Hàn Quốc rất quan ngại và theo dõi sát diễn biến trên Biển Đông; hy vọng với 2 vấn đề này, các bên có liên quan sẽ cùng tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết ổn thỏa, góp phần tìm ra con đường đảm bảo hòa bình, thịnh vượng trong khu vực Đông Á.

Đại sứ Park Noh Wan cho biết, Hàn Quốc đã bày tỏ lập trường ủng hộ trật tự hàng hải dựa trên pháp hy vọng các bên có liên quan sẽ cùng giải quyết vấn đề Biển Đông một cách hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), qua đó đóng góp cho việc duy trì hòa bình, ổn định và đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông; đồng thời kỳ vọng thông qua đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), ASEAN và Trung Quốc sẽ có đàm phán thực chất để ký kết một COC đóng góp cho việc duy trì hòa bình, thịnh vượng trong khu vực. Đáng chú ý, liên quan việc Trung Quốc điều nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam, Đại sứ Park Noh Wan nhấn mạnh các bên liên quan cần phải tránh mọi hành động làm leo thang căng thẳng và làm xấu tình hình trên Biển Đông. Bên cạnh đó, Đại sứ cũng nhắc lại mong muốn ASEAN và Trung Quốc sẽ tiếp tục thông qua đàm phán thực chất để ký kết một COC đảm bảo phù hợp với luật quốc tế và đảm bảo quyền và lợi ích của các quốc gia.

Về quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam, Đại sứ Park Noh Wan cho biết, Việt Nam đóng vai trò là đối tác hợp tác trung tâm và quan trọng nhất của chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc. Hiện chính quyền Tổng thống Moon Jae In tập trung vào 2 chính sách ngoại giao: Chính sách hướng Bắc mới và chính sách hướng Nam mới. Chính sách hướng Bắc mới tập trung vào tăng cường hợp tác với các nước phương Bắc như Trung Quốc, Nga và các nước Trung Phi. Trong khi đó, chính sách hướng Nam mới tập trung tăng cường quan hệ hợp tác với ASEAN và Ấn Độ. Trong số các nước thành viên ASEAN, Việt Nam là đối tác số 1 của Hàn Quốc về đầu tư, thương mại và giao lưu nhân dân.

Trong 27 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992, quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, du lịch và giao lưu nhân dân. Hai bên có độ tin cậy chính trị cao và thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao. Về kinh tế, Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đăng ký tính tới tháng 10/2018 là khoảng 65 tỷ USD với hơn 7.000 dự án. Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc. Kim ngạch thương mại song phương đạt hơn 60 tỷ USD trong năm 2017. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực từ tháng 12/2015 đã góp phần thúc đẩy thương mại song phương. Hàn Quốc hiện là nước cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) nhiều thứ hai cho Việt Nam, với số vốn cam kết là 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2020. Trao đổi văn hóa, giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng có bước phát triển lớn trên cơ sở hai bên có nền tảng văn hóa và lịch sử tương đồng. Hiện có hơn 180.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Hàn Quốc, trong khi số người Hàn Quốc ở Việt Nam cũng lên tới hơn 160.000 người. Lực lượng này đang góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước và quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai bên.

Việt Nam và Hàn Quốc cũng có sự phối hợp và hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Hai nước hợp tác chặt chẽ tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Cấp cao Á – Âu (ASEM) và các cơ chế hợp tác khu vực như Mekong – Hàn Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN+3, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Hai bên không chỉ hợp tác trong các vấn đề khu vực và toàn cầu như phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt mà còn chia sẻ lập trường về các vấn đề mang tính nguyên tắc như giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Trong những năm qua, Hàn Quốc đã đóng vai trò nhất định trong vấn đề Biển Đông, thông qua việc góp tiếng nói trong các nỗ lực chung của quốc tế để giải quyết các tranh chấp và giảm bớt căng thẳng. Quan điểm của lãnh đạo Hàn Quốc về Biển Đông cũng tương đồng với quan điểm của các quốc gia khác là Nhật Bản, Mỹ, Australia. Đó là cần đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông, không chấp nhận bất kỳ hành vi độc chiếm Biển Đông của bất kỳ quốc gia nào. Điều này được Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, ông Cho Tae-Yong nhắc đến trong cuộc hội đàm với Mỹ và Nhật Bản vào ngày 16/4/2015 tại Mỹ. Quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Noh Kwang Il trong một phát biểu của mình đã nhấn mạnh hoà bình và ổn định trong khu vực có ý nghĩa với Hàn Quốc. Hàn Quốc đồng thời kêu gọi áp dụng các khuôn khổ pháp lý hiện hành cho phép “bảo đảm quyền tự do hàng hải và ổn định” trong khu vực. Hàn Quốc cũng ủng hộ gần như mọi sáng kiến hoà bình của các quốc gia trong khu vực, nhất là của ASEAN và Nhật Bản về vấn đề Biển Đông. Có nhiều cách lý do được đưa ra để lý giải cách tiếp cận này. Trước hết là vì lợi ích về kinh tế. Chỉ cần không xảy ra xung đột, sẽ không có bất cứ gián đoạn nào trên con đường giao thương chính trên biển của Hàn Quốc mà Biển Đông là một huyết mạch quan trọng. Ngoài ra, Hàn Quốc nhận thấy rằng cần nhiều sự ủng hộ hơn nữa trong vấn đề Triều Tiên trong khi các lựa chọn “siêu cường”, tuy vẫn nằm trong danh sách ưu tiên nhưng luôn có những rủi ro khó đoán.

Mặc dù vậy, Hàn Quốc vẫn đang thận trọng, cả về mặt ngôn từ, lẫn hành động, trong đó thường xuyên tham gia vào các cuộc họp đa phương trong các khuôn khổ kiến trúc khu vực của ASEAN. Trong các tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã lên tiếng ủng hộ thực thi DOC và cả việc cần xúc tiến đàm phán và kết thúc COC. Dựa trên sự ủng hội này, những hành động thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực hay đơn phương khiêu khích làm phức tạp hơn tình hình tranh chấp cần được Hàn Quốc phản đối cả đa phương, lẫn song phương, công khai, lẫn trong các trao đổi nội bộ với các nước liên quan. Chính sách của Hàn Quốc tại Biển Đông phụ thuộc nhiều vào góc nhìn lợi ích của quốc gia này trong bức tranh chung đại chiến lược đang thay đổi. Vì thế cũng dễ hiểu khi Hàn Quốc tỏ ra thận trọng với từng bước đi của mình tại Biển Đông để vừa duy trì lợi ích của mình trong mối quan hệ với Mỹ, Trung Quốc. Nhưng các bước quá thận trọng như hiện nay rõ ràng đang chậm hơn những gì diễn ra hằng ngày trên thực địa tại Biển Đông và trong chuyển động an ninh chiến lược của các cường quốc.

Hiện nay, Hàn Quốc đang có sự điều chỉnh trong việc can dự vào vấn đề Biển Đông thông qua việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines, phản đối quân sự hóa ở Biển Đông, ủng hộ duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam gần đây nhất của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (22-24/3/2018), hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, an toàn và tự do hàng hải, cùng nhận thức phải giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế, thực hiện hiệu quả và toàn diện DOC, thúc đẩy sớm ký COC. Tại Đối thoại thường niên ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 21 (22-23/6/2017), Hàn Quốc bày tỏ ủng hộ lập trường chung của ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đề cao các nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết hoà bình các tranh chấp, không quân sự hóa và sớm hoàn tất COC. Tại Đối thoại thường niên ASEAN – Hàn Quốc lần thứ 22 (20-21/6/2018), Hàn Quốc đã khẳng định quan điểm nhất quán ủng hộ duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, giải quyết hoà bình các tranh chấp; kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, không quân sự hoá và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; đề cao các chuẩn mực của khu vực trong hành vi ứng xử. Trong chuyến thăm Hàn Quốc của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (24/4/2018), hai bên đã ký Tuyên bố tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh các bên liên quan cần kiềm chế, tôn trọng đầy đủ tiến trình ngoại giao và pháp lý, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982; cần thực hiện hiệu quả và toàn diện DOC, thúc đẩy sớm ký COC hiệu quả, nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà các bên đều có thể chấp nhận được.

RELATED ARTICLES

Tin mới