Monday, May 20, 2024
Trang chủĐàm luậnÔng Tập Cận Bình chống “chiến tranh” trên cả hai mặt trận

Ông Tập Cận Bình chống “chiến tranh” trên cả hai mặt trận

Đợt bùng phát dịch tân virus corona (nCoV) ở Trung Quốc ngày càng diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 9/2 đã có gần 800 người chết ở phần lãnh thổ lục địa của nước này và làm gần 4 vạn ngườinhiễm bệnh. Trước tình hình đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã huy động tổng lực bộ máy nhà nước tham gia chống dịch.

Theo đó, ôngTập đã phát động một cuộc “chiến tranh” trên cả hai mặt trận là chống virus corona chủng mới và giữ uy tín chính trị. Cả nước đã nỗ lực trênquy mô lớn, chiến dịch này được coi như một chiến dịch quân sự. Hiện tại Trung Quốc đã phong tỏa phòng dịch hoàn toàn đối với một số thành phố, dựng bệnh viện dã chiến trong thời gian ngắn, và triển khai bác sĩ quân đội và các đảng viên ra tuyến đầu.

Mục tiêu kép của chiến dịch là: Đánh bại dịch nCoV và giành chiến thắng trên mặt trận thứ hai (đập tan các chỉ trích nhằm vào nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc kể từ khi ông lên nắm quyền vào năm 2012). Chủ tịch Tập Cận Bình đãcông bố một “cuộc chiến tranh nhân dân”chống lại chủng virus corona mới, trừng phạt bất cứ ai không tuân theo chỉ đạo của chính phủ.

Hơn một tỉ dân Trung Quốc đang rất bức xúc với chính quyền khi đã ém nhẹm dịch bệnh khi mới xảy ra. Sự bức xúc càng gia tăng khi bác sĩ Lý Văn Lượng, 34 tuổi, qua đời vì nCoV vào sáng sớm ngày 7/2. Ông Lượng đã cảnh báo sớm về nCoV, nhưng lúc đầu bị cảnh sát địa phương đe dọa xử lí vì“tung tin thất thiệt”.Trước cơn bức xúc của quần chúng sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng ở Vũ Hán, Ủy ban Giám sát Quốc gia – một cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc, tuyên bố sẽ cử một đoàn cán bộ tới Vũ Hán để điều tra về cái chết của bác sĩ Lý.

Nhưng không phải là sự bức xúc chung chung mà nó có địa chỉ cụ thể. Người dân bày tỏ sự căm tức quan chức tỉnh Hồ Bắc đã cố tình che giấu dịch vào giai đoạn đầu. Về nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng “chính quyền che mắt dân” là do sự cứng nhắc, quá tập trung trong hệ thống chính quyền do ông Tập Cận Bình dày công xây dựng trong suốt bảy năm qua. Rõ ràng, lãnh đạo Trung Quốc ngoài sự vấp phải vấn đề lúng túng, bị đụng trong chống trả địa dịch, còn đang vấp phải một cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ.

Trước đó, ông Tập đã vấp phải chỉ trích từ một số thành viên trong giới doanh nghiệp và chính trị Trung Quốc. Ông bị phản ứng về cách xử lý vấn đề tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, cuộc chiến thương mại với Mỹ, và tình trạng biểu tình ở Hong Kong. Đương nhiên, ông Tập đã né tránh khi chorằng nguyên nhân tình trạng này là các “thế lực thù địch ở nước ngoài”.

Trong một diễn biến khác, nhiều người dân ở Vũ Hán đặt câu hỏi : Vì sao Chủ tịch Tập Cận Bình không đích thân đến thị sát vùng dịch mà lại phân công Thủ tướng Lý Khắc Cường đi thay ? Ông Lý Khắc Cường đã thăm Vũ Hán vào hôm 27/1/2020. Ông Lý được chỉ định đứng đầu một tiểu ban chuyên trách về dịch corona.

Ông Tập chỉ xuất hiện trên truyền hình khi tiếp Tổng Giám đốc WHO vào hôm 28/1. Ông không hềxuất hiện trong các bản tin trên truyền hình nhà nước hay ở trang nhất của tờ báo lớn nhất Trung quốc: Nhân Dân Nhật báo. Phải chăng ông Tập vắng mặt trên truyền thông nhằm tránh áp lực nếu chiến dịch chống virus corona thất bại?

Không chỉ trong việc chống đại dịch, một số vấn đề hẹ trọng khác ông Tập cũng tìm cách né tránh. Chẳng hạn các vẫn đề Hong Kong, thương chiến Mỹ-Trung, ông Tập đều đưa những người được ông ủy nhiệm ra xử lý vấn đề. Như vậy, ông có thể quy trách nhiệm và xử lí thẳng taycấp dưới khi vấn đề vượt ra ngoài tầm kiểm soát.

Chủ tịch Tập Cận Bình xem việc huy động quân đội và cách tiếp cận tổng lực là phương cách trấn an các cư dân đang lo lắng ở vùng dịch, trong số này có những người đã giam mình trong căn hộ suốt hai tuần cách ly.Ông Tập đã ra lệnh cách ly đối với thành phố Vũ Hán và một số địa phương khác. Khoảng 1.400 bác sĩ quân đội đã được điều động tới Vũ Hán.

Việc Chủ tịch Tập Cận Bình quyết định cách ly Vũ Hán là khábất ngờ. Nhiều chuyên gia y tế nước ngoài cho rằng, cách ly trên quy mô lớn như vậy hiếm khi hiệu quả và gây ra nhiều vất vả cho những ai không bị nhiễm virus corona.

Đúng là “họa vô đơn chí”. Trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung còn chưa hạ nhiệt. Trong lúc Hồng Kông chưa chịu “nằm im” lại xảy ra đại dịch, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, về uy tín chính trị của Bắc Kinh và cá nhân ông Tập Cận Bình. Mục tiêu kép mà ông Tập hướng tới có thành công hay không, không chỉ ở sự cố gắng hết mình của con người mà còn trông chờ ở lòng Dân và ý Trời nữa!

RELATED ARTICLES

Tin mới