Saturday, May 4, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhật Bản quan ngại diễn biến tình hình Biển Đông

Nhật Bản quan ngại diễn biến tình hình Biển Đông

Giới chức Ngoại giao và Quốc phòng Nhật Bản cho rằng Biển Đông là khu vực quan trọng đối với Tokyo, nhấn mạnh việc đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực này rất cần thiết đối với Nhật Bản cả về mặt kinh tế lẫn quân sự.

Ngoại trưởng Nhật Bản (8/2019) phản đối hành động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông

Giới chức Nhật Bản cho biết, Tòa Trọng tài quốc tế (7/2016) đã ra phán quyết qua đó khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là trái luật quốc tế. Nhật Bản cũng bày tỏ quan ngại về các hành động quân sự hóa của Trung Quốc tại khu vực như triển khai khí tài, xây dựng tiền đồn quân sự. Tokyo đã nhiều lần lên tiếng hối thúc Bắc Kinh kiềm chế và nhấn mạnh sẽ tiếp tục theo dõi sát sao. Phía Nhật cũng lưu ý không chỉ ở Biển Đông mà Trung Quốc còn gây quan ngại tại biển Hoa Đông. Giữa tình hình khu vực nhiều biến động, Nhật Bản đã và đang thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở với 3 trụ cột chính: thúc đẩy và thiết lập trật tự dựa trên luật pháp, tự do hàng hải và thương mại; thúc đẩy thịnh vượng về kinh tế; cam kết về hòa bình và ổn định. Riêng với các nước ASEAN, Nhật Bản chú trọng cải thiện tính kết nối và tham gia hỗ trợ các nước trong khu vực nâng cao năng lực của lực lượng chấp pháp trên biển.

Trong những năm gần đây, Nhật Bản liên tục kêu gọi các bên tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông, ủng hộ các nước ASEAN đấu tranh chống việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại Trường Sa, thúc đẩy ASEAN hóa và quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng hỗ trợ một số nước ASEAN bảo vệ quyền lợi, nâng cao năng lực phòng thủ trên biển. Một mặt, Nhật Bản hỗ trợ trang bị cho các nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Biển Đông như Việt Nam, Philippin nhằm tăng cường khả năng cảnh báo trên biển và củng cố lực lượng tiền duyên của các nước này để đối phó với Trung Quốc. Mặt khác, Nhật Bản thông qua các hình thức huấn luyện, diễn tập quân sự chung với các nước ASEAN để nâng cao khả năng quân sự của các nước này và giúp cho quân đội Nhật Bản thông thạo tình hình thực tế trong khu vực Biển Đông, nhằm thử nghiệm cho việc tuần tra, giám sát của Nhật Bản tại khu vực biển này. Bên cạnh đó, Nhật Bản coi quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ là khuôn khổ cơ chế hợp pháp cho việc can dự vào  Biển Đông. Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia của Nhật Bản chỉ rõ là những nước có mạng lưới thương mại toàn cầu phụ thuộc vào đường biển, Mỹ và Nhật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự trên biển dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế, trong đó có quyền tự do hàng hải và hàng không. Do đó, đảm bảo an ninh tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông là vấn đề có tính nguyên tắc, không để bất cứ một thế lực nào tuyên bố vùng nhận diện phòng không và đe dọa đến tự do hàng hải quốc tế. Sự phối hợp và hợp tác Nhật – Mỹ trong vấn đề Biển Đông còn biểu hiện ở việc hai nước phối hợp giúp đỡ các nước hữu quan xây dựng năng lực phòng thủ. Ngoài ra, Nhật Bản và Trung Quốc có tranh chấp lâu dài ở Biển Hoa Đông, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản cho rằng nếu Trung Quốc kiểm soát được Biển Đông thì sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Mục đích chiến lược của Nhật Bản là hình thành thế phối hợp tác chiến hai cánh Biển Đông và Biển Hoa Đông, từ đó cản trở hoạt động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng mong muốn hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; tạo mối liên kết giữa Nhật Bản với một số nước Đông Nam Á trong vấn đề tranh chấp trên biển, khiến Trung Quốc rơi vào cảnh phải tác chiến trên cả hai mặt trận Biển Hoa Đông và Biển Đông; đồng thời, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Nhật Bản muốn nhân vấn đề Biển Đông, tìm kiếm sự ủng hộ từ các nước ASEAN là các bên tranh chấp ở Biển Đông, đẩy mạnh viện trợ cho các nước này về kinh tế và quân sự, qua đó nâng cao hơn nữa ảnh hưởng của mình trong khu vực, hình thành một “liên minh chiến lược biển” để đối phó với Trung Quốc. Nhật Bản cho rằng Biển Đông như một cái “hang trống”, sẽ hút hết sức mạnh của Trung Quốc vào đó; Trung Quốc càng cứng rắn thì càng lún sâu tại Biển Đông, nếu giành được chiến thắng tại đây thì cũng hao tổn sức lự…, ảnh hưởng đến việc phát triển của Trung Quốc, nhất là quá trình trở thành cường quốc biển thế giới. 

Sự can dự của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông rõ ràng được các quốc gia có tranh chấp trong ASEAN hoan nghênh. Tuy nhiên, sự can dự này cũng có hai mặt, vừa đem đến cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức. Trong bối cảnh Nhật Bản tích cực can dự vào khu vực và vấn đề Biển Đông nhằm tăng cường và cạnh tranh ảnh hưởng, điều đó sẽ buộc Trung Quốc phản ứng theo nhiều hướng khác nhau, trong đó có cả việc tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực để giữ và phát huy ảnh hưởng của mình ở khu vực. Theo đó, cả Nhật Bản và Trung Quốc sẽ đều tích cực tham gia vào các cơ chế của ASEAN, các sáng kiến đa phương, hỗ trợ về kỹ thuật và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia ASEAN; nâng cao năng lực trên biển cho các quốc gia từ sự hỗ trợ và hợp tác của cả hai quốc gia này. Bên cạnh đó, cách tiếp cận của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông tại các diễn đàn đa phương của ASEAN là nêu vấn đề tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, đưa ra các sáng kiến về an toàn, an ninh biển. Đặc biệt, thái độ của Nhật Bản khi ủng hộ PCA ra phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài quốc tế (12/7/2016) là cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, các bên trong vụ kiện cần phải tuân thủ. Điều này hoàn toàn phù hợp và tương đồng với quan điểm của ASEAN cũng như các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Sự tương đồng này, cùng với thái độ chủ động và tích cực của Nhật Bản, vấn đề Biển Đông sẽ được duy trì và thảo luận liên tục trong chương trình nghị sự của ASEAN, lôi kéo được sự chú ý và quan tâm từ các đối tác bên ngoài của ASEAN như Ấn Độ, Nga, Australia, … Việc biến vấn đề Biển Đông thành mối quan tâm chung của cộng đồng thế giới sẽ gây được áp lực đối với Trung Quốc, kiềm chế và giảm bớt hành vi quyết đoán của Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, cách tiếp cận của Nhật Bản về vấn đề Biển Đông cũng tạo ra một số thách thức đối với ASEAN. Vì quan điểm cách tiếp cận vấn đề Biển Đông và quan điểm mối quan hệ với Trung Quốc của các quốc gia ASEAN là khác nhau. Chính sự khác biệt này sẽ tạo ra sự chia rẽ trong nội khối ASEAN, cản trở sự đoàn kết nội khối.

Trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì chính sách Biển Đông như hiện nay, song sẽ có một số điều chỉnh nhỏ nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực. Theo đó, Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề Biển Đông; thúc đẩy hỗ trợ một số nước ASEAN nâng cao năng lực tuần tra, kiểm soát trên biển; tiếp tục củng cố mối quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ; tiếp tục thông qua việc hỗ trợ một số nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, để đổi lại sự ủng hộ của các nước này đối với Nhật Bản trong vấn đề Biển Hoa Đông; duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới