Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSáng kiến “Bảo vệ và Tăng cường Quốc tế Đồng minh Đài...

Sáng kiến “Bảo vệ và Tăng cường Quốc tế Đồng minh Đài Loan”: Mỹ đang bảo vệ đồng minh trước TQ

Để bảo vệ Đài Loan, Tổng thống Mỹ Donald Trump (26/3) đã ký thông qua “Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Quốc tế Đồng minh Đài Loan”. Đây là một đạo luật tăng cường hỗ trợ của Mỹ cho Đài Loan trên trường quốc tế.

Sáng kiến “Bảo vệ và Tăng cường Quốc tế Đồng minh Đài Loan” (TAIPEI), được ông Trump ký thành luật với sự ủng hộ của lưỡng đảng, yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ báo cáo trước Quốc hội về các bước thực hiện để tăng cường quan hệ với Đài Loan. Theo đó, Mỹ sẽ xem xét giảm cam kết kinh tế, an ninh và ngoại giao với các quốc gia có hành động quan trọng để làm suy yếu Đài Loan. Đạo luật cũng quy định Mỹ nên ủng hộ tư cách thành viên của Đài Loan trong tất cả tổ chức quốc tế, trong đó tình trạng nhà nước không phải là yêu cầu và nói rằng Đài Loan nên được cấp tư cách quan sát viên trong các tổ chức quốc tế thích hợp khác.

Đạo luật đã được Hạ viện nhất trí thông qua vào ngày 4/3. Dự luật được Thượng viện nhất trí thông qua vào tháng 10/2019 sau đó phải được dàn xếp với phiên bản của Hạ viện trước khi trình lên để ông Trump ký thành luật. Đạo luật được Thượng nghị sĩ Cory Gardner (đảng Cộng hòa, bang Colorado) và Thượng nghị sĩ Chris Coons (đảng Dân chủ, bang Delaware) chấp bút nói rằng Mỹ nên hỗ trợ Đài Loan tăng cường liên minh trên khắp thế giới trong bối cảnh áp lực Trung Quốc gia tăng và những gì ông Coons gọi là “chiến thuật bắt nạt” của Bắc Kinh. Theo Thượng nghị sĩ Cory Gardner và Thượng nghị sĩ Chris Coons, Đạo luật lưỡng đảng này đòi hỏi cách tiếp cận toàn chính phủ để tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan và sẽ gửi thông điệp mạnh mẽ tới các quốc gia rằng sẽ có hậu quả cho việc hỗ trợ các hành động của Trung Quốc làm suy yếu Đài Loan.

Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan ca ngợi luật mới của Mỹ và cảm hơn Mỹ vì đã hỗ trợ “không gian ngoại giao” của Đài Loan và giúp Đài Loan gia nhập (các tổ chức) quốc tế.

Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng lên án chỉ trích Đạo luật trên, tố cáo đạo luật mới của Mỹ “là cản trở các nước khác phát triển quan hệ bình thường với Bắc Kinh”; kêu gọi Mỹ ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc; “sửa chữa những sai lầm của mình, không thực thi bộ luật hoặc cản trở sự phát triển quan hệ giữa các quốc gia khác với Trung Quốc, nếu không chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự đáp trả cương quyết của Trung Quốc”.

Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời và trong bối cảnh nhà lãnh đạo Đài Loan tích cực tìm kiếm độc lập, Bắc Kinh đã không ngừng thuyết phục các đảo quốc Thái Bình Dương quay lưng với Đài Loan. Sự thay đổi như trên sẽ là phần thưởng đối với Trung Quốc trong chiến dịch của nước này lôi kéo các đồng minh của Đài Loan về phía mình. Hiện nay chỉ có 15 quốc gia công nhận Đài Loan, trong đó phần lớn những quốc gia nhỏ và nghèo ở châu Mỹ Latin, vùng Caribe và Thái Bình Dương. Kể từ khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nhậm chức hồi năm 2016, Đài Bắc mất 5 đồng minh ngoại giao. Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch để thu hút các đồng minh có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan. Với chiến dịch trên, El Salvador tại Trung Mỹ cùng với Burkina Faso ở Tây Phi và Cộng hòa Dominica tại Caribbean đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan trong năm 2018. Trước đó, Costa Rica năm 2007, Gambia năm 2013, Sao Tomé năm 2016 và Panama năm 2017 đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để quay sang với Trung Quốc. Sau những nỗ lực tích cực trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp tài chính hai chiều lớn nhất ở Thái Bình Dương nhưng chỉ dành cho các quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ  cho rằng việc Trung Quốc lôi kéo các đồng minh của Đài Loan chuyển sang công nhận Bắc Kinh có hại đối sự ổn định khu vực. Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, “chiến dịch tích cực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở hai bên eo biển, bao gồm cả việc lôi kéo các quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, là có hại và làm xói mòn sự ổn định khu vực”; đồng thời nhấn mạnh “Trung Quốc đang hủy hoại khuôn khổ giúp duy trì hòa bình, ổn định và phát triển suốt nhiều thập kỷ”. Theo phát ngôn viên này, các quốc gia thiết lập quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc chủ yếu với mong muốn kích thích tăng trưởng kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng, thường rồi sẽ nhận thấy đây là một “bước đi tồi tệ”. Cùng quan điểm trên, Viện Mỹ tại Đài Loan (AIT) cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo các nước cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhằm thay đổi hiện trạng hai bờ eo biển, cho rằng động thái này “gây tổn hại và làm suy yếu sự ổn định khu vực”.

Những năm gần đây, không thể cạnh tranh bằng tiền bạc với Trung Quốc có thể khiến Đài Loan mất mát đồng minh vào tay Bắc Kinh, làm giảm thiểu tiếng nói của Đài Loan tại Liên hiệp quốc và gây phương hại cho cuộc tranh đấu của Đài Loan để được quốc tế công nhận là một nước tách biệt với Trung Quốc. Chính phủ Đài Loan cũng đã tố cáo Trung Quốc mua chuộc các đồng minh của Đài Loan để thay đổi sự ủng hộ như một phương cách làm áp lực đối với Tổng thống Thái Anh Văn. Được biết, Đài Loan thường viện trợ cho các đồng minh căn cứ trên việc đánh giá mỗi nước cần những gì để phát triển kinh tế và xã hội. Đài Loan có thể ấn định một thời hạn từ 2 đến 3 năm để tiến hành viện trợ, và thông thường viện trợ của Đài Loan nhằm vào các lãnh vực như học bổng, công nghệ nông nghiệp và các chương trình y tế. Trong khi đó, khác với Đài Loan, Trung Quốc không ngại chi tiền viện trợ cho các nước nghèo nằm trong tầm ngắm của mình nhằm từng bước buộc họ phải lệ thuộc vài Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới