Tuesday, May 21, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTin vui: Tàu tuần tra USCGC Midgett của Mỹ sắp về đến...

Tin vui: Tàu tuần tra USCGC Midgett của Mỹ sắp về đến Việt Nam

Lực lượng tuần duyên Mỹ đang sơn, tháo lắp một số thiết bị trên tàu tuần tra USCGC Midgett (WHEC-726) trước khi bàn giao cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo thông tin trên, tàu USCGC Midgett đã hoàn thành phần sơn lót bên mạn trái tàu. Công việc tân trang tàu đang được tiến hành tại cảng Seattle, bang Washington. Tàu sẽ được sơn phù hiệu của Cảnh sát Biển Việt Nam trước khi bàn giao. Song song với việc sơn lót, phía Mỹ cũng tiến hành tháo hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm và radar tìm kiếm mục tiêu trên không AN/SPS-40. Như vậy sau khi tháo radar tầm xa và hệ thống đánh chặn tầm cực gần, vũ khí trên tàu WHEC-726 chỉ còn lại pháo 76 mm và radar điều khiển hỏa lực AN/SPS-78.

Trước đó, tàu WHEC-726 dự kiến bàn giao cho Cảnh sát Biển Việt Nam trong tháng 3, nhưng đã bị hoãn lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. WHEC-726 là tàu tuần tra thuộc lớp Hamilton được đóng mới cho lực lượng Tuần duyên Mỹ. Tàu có chiều dài 115 m, rộng 13 m, mớn nước 4,6 m, lượng choán nước 3.250 tấn. Tàu được vũ trang khá mạnh với pháo 76 mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx 20 mm CIWS ở đuôi tàu. Ngoài ra trên tàu còn được lắp 2 pháo 25 mm, 6 đại liên 12,7 mm, đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng hạng trung. Tàu được trang bị hệ thống động lực kết hợp diesel – tuabin khí (CODOG) với tổng công suất 42.000 mã lực. Hệ thống động lực này cho phép tàu hoạt động với tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ. Một trong những ưu điểm lớn của tàu tuần tra lớp Hamilton là khả năng hoạt động liên tục trên biển tới 45 ngày. Với lượng nhiên liệu mang theo, con tàu có thể tuần tra quãng đường tới 14.000 hải lý.

Việc Mỹ chuyển giao tàu tuần tra WHEC-726 sẽ góp phần tăng cường năng lực tuần tra cho Cảnh sát Biển Việt Nam. Khả năng tuần tra dài ngày của tàu sẽ giúp ích rất nhiều cho sự diện diện liên tục trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Quan hệ hợp tác Việt – Mỹ được cải thiện trên nhiều lĩnh vực trong những năm gần đây. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 451 triệu USD năm 1995 lên đến 52 tỷ USD năm 2016, biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Trong những năm gần đây, đã có nhiều tàu hải quân Mỹ cập cảng Cam Ranh của Việt Nam. Trước đó, theo Chương trình Đối tác Thái Bình Dương, nhiều tàu quân sự của Hải Quân Mỹ đã ghé thăm Khánh Hòa, như tàu bệnh viện USNS Mercy của Hải quân Mỹ đã cập cảng Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào tháng 5/2018; tàu vận tải đổ bộ USNS Fall River thăm Cam Ranh vào tháng 5/2017; tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain (DDG 56) lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ do Đoàn Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ do thượng nghị sĩ John McCain dẫn đầu đã cập cảng Cam Ranh vào tháng 6/2017; tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG 89) lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ cũng ghé thăm Cam Ranh vào tháng 12/2016; đặc biệt, vào năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm tàu USNS Richard E. Byrd khi neo đậu tại Cam Ranh.

Bên cạnh đó, Mỹ đã tích cực hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực đảm bảo an ninh hàng hải. Mỹ (5/2017) đã bàn giao tàu tuần duyên tải trọng cao USCGC Morgenthau cho Cảnh sát biển Việt Nam qua Chương trình bán trang bị quốc phòng dư thừa (EDA). USCGC Morgenthau có choán nước toàn tải 3.250 tấn, chiều dài 115 m, rộng 13 m, mớn nước 4,6 m, thủy thủ đoàn 160 người. Tàu có tốc độ tối đa 53,7 km/h, phạm vi hoạt động hơn 22.500 km và có thể hoạt động liên tục 45 ngày. Sau khi được biên chế vào Cảnh sát biển Việt Nam, tàu được đổi tên thành CSB 8020, tàu trên đã giúp nâng cao năng lực nhận thức về các vấn đề hàng hải của Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường năng lực trong thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, ứng phó nhân đạo. Ngoài ra, con tàu còn mang ý nghĩa biểu tượng và cụ thể về Quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ. Trong tháng 3/2019, Mỹ cũng đã chuyển giao 6 xuồng cao tốc Metal Shark cho Vùng 2 Cảnh sát biển Việt Nam tại Quảng Nam. Động thái trên là một bước tiến quan trọng nữa trong việc mở rộng hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Mỹ. Nó còn thể hiện sự hợp tác ngày càng sâu sắc trong lĩnh vực thực thi luật hàng hải, hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trên biển, hợp tác trợ giúp nhân đạo hàng hải trong vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới