Saturday, May 18, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ tự "vác đá ghè chân mình"

TQ tự “vác đá ghè chân mình”

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đã khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập. Từ châu Á, châu Âu đến Australia, Mỹ, hàng loạt quốc gia từ chối mọi hành khách đến từ Trung Quốc đại lục trong bối cảnh số người lây nhiễm vẫn tăng nhanh. Bên cạnh đó, dịch bệnh lần này cũng khiến cho chính quyền Trung Quốc lâm vào thế hiểm nguy.

Đổ vỡ lòng tin của công chúng và cộng đồng quốc tế

Ngay từ đầu, giới chức chính quyền Trung Quốc đã che giấu thông tin, trong vòng 6 ngày từ 11/01 – 16/01/2020 họ giữ nguyên số ca mắc ở mức 41. Chỉ sau khi lãnh đạo tối cao của họ, tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình lên tiếng, số ca mắc được báo cáo mới tăng vọt. Đến ngày 02/02/2020, đã là 14.380 với 304 người tử vong. Nhưng con số này so với thông tin cư dân từ Vũ Hán tiết lộ và dự đoán theo mô hình của các nhà khoa học Anh vẫn còn thấp hơn nhiều. Nguồn tin từ NTD cho biết, các nhà hoả táng tại Vũ Hán đang hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày. Với công suất của tất cả các lò hoả táng tại Vũ Hán, đang có từ 112 – 224 người tử vong chỉ riêng tại đây mỗi ngày.

Trên các mạng xã hội, ngoài các thông tin rò rỉ từ cư dân và nhân viên y tế tại Vũ Hán, công chúng Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ giận dữ với chính quyền Trung Quốc. Trần Thu Thực, một Youtuber cho biết “không phải ai cũng bị tẩy não” và kêu gọi sự trợ giúp từ các nước tiên tiến với người dân Trung Quốc: “Cho dù thời gian qua chính quyền Trung Quốc đã có những lời nói ngạo mạn, khó nghe nhưng đó không phải đại diện cho tiếng lòng của người dân Trung Quốc. Dẫu chúng tôi biết rằng, kể cả các vị giúp Trung Quốc vượt qua được kiếp nạn này thì chính quyền Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục mắng chửi các vị là “thế lực thù địch phương tây”. Nhưng biết phải làm sao, bản chất của chính quyền Trung Quốc là như vậy”.

Có thể nói, chỉ sau một thời gian ngắn diễn biến về dịch virus corona mới, lòng tin của công chúng Trung Quốc và cộng đồng quốc tế với chính quyền nước này đã hoàn toàn đổ vỡ. Bởi vì mức độ internet ngày nay đã hoàn toàn khác so với giai đoạn năm 2003 khi họ che giấu dịch SARS. Nhưng nói dối đã trở thành đặc tính của chính quyền Trung Quốc, cho nên dù bằng cách nào cũng không thể thay đổi được.

Tưởng mình là ‘vĩ đại’ thông qua phát triển kinh tế

Chính quyền Trung Quốc trong mấy chục năm qua đều lấy phát triển kinh tế để tô vẽ cho hình ảnh của bản thân là “vĩ đại, quang vinh và đúng đắn”. Thực chất là sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là do người dân được nới lỏng nên phát huy được năng lực của họ, đồng thời chính sách cưỡng ép chuyển giao công nghệ và gián điệp công nghệ của chính quyền Trung Quốc đã giúp Trung Quốc có được công nghệ tầm trung với giá rẻ. Nhưng với tình trạng tăng trưởng đã chậm lại về mức thấp nhất trong gần 30 năm, nay lại thêm ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc phải đối diện sẽ chưa thể đo lường.

Sự phong toả và hạn chế đi lại tại nhiều tỉnh thành Trung Quốc hiện đã làm đình trệ hoàn toàn các hoạt động kinh tế. Các nhà kinh tế của Nomura ước tính tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong quý I/2020 có thể giảm 2% từ mức 6,1% của năm 2019. Chỉ số chứng khoán Thượng Hải Shanghai Composite chỉ trong hai ngày giao dịch từ 22 – 23/01/2020 ngay sau khi Vũ Hán bị phong toả đã giảm từ 2,74% (tạm nghỉ giao dịch vì Tết Nguyên đán). Chỉ số Hang Seng của Hong Kong từ 22/01/2020 đến 31/01/2020 mất tới 9,4% từ 17 – 31/01/2020. Các chỉ số chính toàn cầu đều giảm tuỳ theo mức độ liên hệ với nền kinh tế Trung Quốc. Nhiều công ty toàn cầu đã đóng cửa tất cả các văn phòng và tạm ngưng hoạt động với các nhà máy tại Trung Quốc. Có thể nói, chuỗi cung ứng toàn cầu với sự tham gia của nền kinh tế Trung Quốc đã tạm thời ngưng trệ. Có thể nói, các nỗ lực của chính quyền Trung Quốc tô vẽ cho sự phát triển kinh tế đang bị đổ xuống sông xuống biển.

Mua chuộc và lũng đoạn Tổ chức Y tế thế giới (WHO)

Sau đại dịch SARS năm 2003, chính quyền Trung Quốc đã từng bị tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ trích vì giấu diếm thông tin khiến dịch bùng phát. Đến năm 2006, chính quyền Trung Quốc đã tìm cách để Trần Phùng Phú Trân, cựu bộ trưởng bộ y tế Hồng Kông, trúng cử chức Tổng giám đốc WHO. Từ đó, WHO đã bị lũng đoạn bởi chính quyền Trung Quốc. Sau khi miễn nhiệm khỏi WHO năm 2017, Trần Phùng Phú Trân được giữ chức vụ thường ủy Hội nghị Hiệp thương Chính trị ĐCSTQ. Ngày 18/12/2018, giới quan chức báo cáo rằng: Trung ương, Quốc vụ viện ĐCSTQ tặng cho “đồng chí” Trần Phùng Phú Trân danh hiệu cải cách tiên phong, và trao tặng “huy chương cải cách tiên phong”. Điều này cũng giải thích tại sao WHO thường phủ nhận việc chính quyền ĐCSTQ mổ cướp nội tạng của người dân.

Ngày 23/01/2020, sau khi chính quyền Trung Quốc phong toả Vũ Hán, WHO họp khẩn tại Genève – Thuỵ Sĩ. Sau đó, Tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người Ethiopia cho biết việc tuyên bố dịch virus corona mới là “Sự kiện y tế cộng đồng đột biến được quốc tế quan tâm” vẫn còn quá sớm. Ông này còn liên tục đánh giá các biện pháp của chính quyền Trung Quốc là “có khả năng ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”. Mãi cho tới ngày 31/1, WHO mới buộc phải tuyên bố “Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC)”. Nhưng người ta dễ dàng nhận thấy các động thái của WHO đều luôn “tương thích” với các tuyên bố và động thái của chính quyền Trung Quốc.

Cái giá phải trả cho việc chính quyền Trung Quốc lũng đoạn WHO là sức khoẻ của người dân khắp thế giới. Bởi vì khi các quốc gia vẫn căn cứ vào động thái của WHO để ứng phó với dịch thì thông tin sai lệch của WHO sẽ khiến cả thế giới sai lầm. Con số 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán đi khắp thế giới kể từ khi có dịch, là một trong những hậu quả từ hành động lũng đoạn WHO của chính quyền Trung Quốc. Việc nhiều quốc gia mấy ngày gần đây cấm nhập cảnh đối với người tới từ Vũ Hán và thậm chí từ cả Trung Quốc có thể đã quá muộn để ngăn chặn dịch lây lan.

Có thể nói, mục tiêu “duy trì sự ổn định” để đảm bảo quyền lực của ĐCSTQ đã để lại hậu quả không chỉ cho thế giới mà còn khôn lường cho bản thân ĐCSTQ. Việc che giấu thông tin đang gây hoang mang trên khắp Trung Quốc. Tình trạng phong toả nếu kéo dài, việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu về ăn, uống, y tế khẩn cấp của hàng trăm triệu người có thể dẫn đến bất ổn xã hội. Nếu diễn biến dịch còn phức tạp, và với thái độ cực đoan của dân chúng đã dưỡng thành trong chế độ của ĐCSTQ, thì sự hoảng loạn mất kiểm soát có thể xảy ra. Những điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất, đó là sự mất niềm tin của công chúng trong nước và quốc tế, sự vỡ trận về kinh tế và tình trạng hoảng loạn dây chuyền trong xã hội đang làm cho nguy cơ sụp đổ của ĐCSTQ hiện hữu hơn bao giờ hết.

RELATED ARTICLES

Tin mới