Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaLiệu TQ có "giật dây" cuộc đảo chính ở Myanmar

Liệu TQ có “giật dây” cuộc đảo chính ở Myanmar

Nguồn tin quân sự TQ cho biết, do có mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bên tham gia chính biến ở Myanmar nên nước này đang rơi vào tính thế khó xử.

Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Myanmar sau khi quân đội nước này tiến hành bắt giữ các nhà lãnh đạo dân sự, bao gồm Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, vào ngày thứ Hai (1/2).

Giới quan sát dự kiến, tình hình bất ổn ở Myanmar sẽ không kéo dài nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến tâm lý của các doanh nghiệp đầu tư vốn đã chịu ảnh hưởng của đại dịch. Tuy nhiên, họ cho rằng Bắc Kinh sẽ có cách tiếp cận chờ đợi khi dự đoán tình hình sẽ trở nên ổn định hơn trong dài hạn.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhấn mạnh quan điểm này vào thứ Hai.

Chúng tôi chú ý đến những gì đã xảy ra ở Myanmar và đang tìm hiểu thêm về tình hình,” phát ngôn viên Uông Văn Bân cho biết. “Trung Quốc là nước láng giềng thân thiện của Myanmar. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên ở Myanmar sẽ xử lý những khác biệt một cách ổn thỏa theo hiến pháp và

Cùng ngày, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp và trao quyền lực cho Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Thống tướng Min Aung Hlaing, đồng thời cho biết nước này sẽ tái tổ chức bầu cử sau tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm kết thúc.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP-Hồng Kông) dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ, “cuộc chính biến đã đặt Trung Quốc vào tình thế khó xử vì bản chất vấn đề nằm ở xung đột giữa liên minh chính trị do bà Suu Kyi lãnh đạo và quân đội Myanmar, trong khi cả hai bên đều có mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc”.

Hiện tại, Trung Quốc chỉ có thể theo dõi tình hình nhưng sẽ không làm gì cả“, nguồn tin giấu tên nhấn mạnh thêm.

Ông này cũng nói rằng các dự án của Trung Quốc ở Myanmar có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc chính biến nhưng sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng như đại dịch.

Nguồn tin quân sự Trung Quốc nói rằng, cho đến nay, quân đội Trung Quốc không lo ngại việc xung đột nội bộ ở Myanmar leo thang sẽ tràn vào lãnh thổ Trung Quốc và ảnh hưởng đến công dân Trung Quốc.

Tôi cho rằng một số cuộc biểu tình quy mô nhỏ sẽ diễn ra trong những ngày tới nhưng sẽ không dẫn đến bùng phát xung đột nội bộ giữa chính phủ Myanmar và các phiến quân sắc tộc”, ông nói, Trung Quốc có chung hơn 2,100km biên giới với Myanmar, khu vực này thường xuyên xảy ra các cuộc giao tranh giữa chính phủ và các nhóm nổi dậy.

Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai ở Myanmar, sau Singapore. Trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng 1 năm ngoái, hai bên đã ký 33 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận, thư trao đổi và nghị định thư, 13 văn bản trong số đó liên quan đến cơ sở hạ tầng, đáng chú ý nhất là Đặc khu kinh tế Kyaukpyu bên bờ biển Vịnh Bengal.

Quốc gia này cũng là điểm dừng chân đầu tiên của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến công du châu Á hồi đầu năm, trước thời điểm diễn ra lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ông Chu Vĩnh Bưu, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Lan Châu (Trung Quốc), cho rằng, cuộc chính biến hôm thứ Hai là kết quả của những vấn đề sâu xa và lâu dài, và nó cũng phản ánh vấn đề trong quản lý quốc gia của Myanmar. Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Trung Quốc sẽ không chịu ảnh hưởng quá nhiều từ vụ việc này vì nó đã từng trải qua lần một chuyển giao quyền lực ở Myanmar, hơn nữa, Bắc Kinh đều giữ mối quan hệ tốt đẹp với quân đội và chính phủ dân sự Myanmar.

RELATED ARTICLES

Tin mới