Wednesday, January 8, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaQuản lý hoặc giải quyết các tranh chấp biên giới biển ở...

Quản lý hoặc giải quyết các tranh chấp biên giới biển ở Biển Đông: Những thách thức và cơ hội (Kỳ 4)

Việc ra mắt một giàn khoan dầu khí mới của CNOOC vào ngày 09/5/2012 đã gây nên mối lo ngại với nhiều người rằng, Trung Quốc sẽ cố gắng tận dụng bước tiến này để khai thác độc lập nguồn tài nguyên dưới đáy biển tại các khu vực tranh chấp.

Hai Yang Shi You 981

HYSY 981 – Các tác động tới từ giàn khoan mới nhất của Trung Quốc

Các quan ngại được chứng thực bằng những từ ngữ mang nặng tính chủ nghĩa dân tộc được sử dụng bởi CNOOC để mô tả các giàn khoan này. Ví dụ, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin đã sử dụng các cụm từ như “chủ quyền lãnh thổ di động” và “công cụ chiến lược” để mô tả vai trò tiềm năng của giàn khoan này tại Biển Đông, vẫn chưa rõ là liệu các hành động của Trung Quốc sẽ đi theo mong muốn của những người theo chủ nghĩa dân tộc hay theo những cân nhắc thương mại trong thực tế.

Giàn khoan mới của Trung Quốc có tên gọi là Haiyang Shiyou 981 (HYSY 981). Giàn khoan này giúp Trung Quốc lần đầu tiên có các năng lực của riêng mình để tiến hành khoan trong các điều kiện nước sâu lên tới 3000m. Cùng với sự ra mắt của HYSY 981 là HYSY 201, tàu có đường ống nước sâu đầu tiên của Trung Quốc. Cùng với nhau, hai tàu này là cột mốc thành tựu của Trung Quốc, và đây cũng đã là rào cản công nghệ khiến Trung Quốc phải phụ thuộc vào chuyên gia của các công ty dầu mỏ nước ngoài khi thực hiện hoạt động khai thác dầu mỏ ở độ sâu hơn vài trăm mét.

Không nghi ngờ gì, CNOOC và các công ty quốc doanh khác có thể đóng vai trò là các công cụ của nhà nước khi cần thiết, nhưng một số nhà phân tích cho biết, CNOOC có thể triển khai HYSY 981 và HYSY 201 tới Liwan, một lô dầu ngoài khơi nằm trong vùng ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc, chứ không phải thuộc khu vực Trường Sa. Một vài người Trung Quốc đã dự đoán, Trung Quốc sẽ đưa các giàn khoan này tới vùng tranh chấp một năm trước giai đoạn thử nghiệm của HYSY 981, và một vài quốc gia láng giềng của Trung Quốc lo ngại rằng, điều này sẽ làm gia tăng thêm các mối đe dọa với họ, nhưng điều này đã không trở thành sự thật. Như một bài báo của tờ SignPost vào ngày 3/4/2012 đã lập luận:

“Cho dù năng lực độc lập của Trung Quốc trong việc tiến hành khoan tại các khu vực nước sâu đã tăng lên, tuy nhiên chúng tôi cho rằng, Bắc Kinh sẽ tỏ ra kiềm chế trong việc đơn phương khai thác nguồn tài nguyên năng lượng vượt ra ngoài 200 hải lý từ bờ biền của Trung Quốc. Ngay cả các lợi ích của một khu vực dầu mỏ và khí đốt mới và dồi dào cũng không thể lớn hơn được các tác động tiêu cực do việc này sẽ là chất xúc tác cho các liên minh an ninh khu vực chống Trung Quốc sẽ được hình thành một cách chính thức hơn”.

Từ ngắn hạn đến trung hạn, cả Hải quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) cùng một vài cơ quan tuần tra và giám sát bán quân sự của Trung Quốc đều không có đủ năng lực cần thiết để đảm bảo an toàn của bất kỳ hoạt động tiến hành khoan dầu mỏ quy mô lớn nào trong vùng đặc quyền kinh tế và trong vùng thềm lục địa mở rộng của các nước khác. Bên cạnh tính dễ tổn thương của các hoạt động khoan dầu tại vùng nước sâu dưới đáy biển, phản ứng dữ dội của những người theo chủ nghĩa dân tộc tại các nước có yêu sách khác cũng là điều không thể tránh khỏi – đây những nước mà Trung Quốc có các mối quan hệ thương mại và đầu tư đang ngày càng tăng.

Trong thực tế, ý nghĩa chính thức cho việc cải thiện công nghệ chiến lược của CNOOC trong thời gian gần đây là nhằm thúc đẩy sản lượng sản xuất ở nước ngoài tại các nơi nằm bên ngoài khu vực, chẳng hạn như sự tham gia của CNOOC trong việc khai thác các mỏ cát dầu của Canada và mỏ dầu Missan tại Iraq, đây là những cách giải thích khác cho việc nâng cao năng lực khai thác độc lập các nguồn tài nguyên đang có tranh chấp. Trong dài hạn, Trung Quốc sẽ bắt buộc phải quan tâm đến việc khai thác các nguồn tài nguyên dưới biển trong khu vực gần với nước này.

Trước những thực tế trên, việc giới thiệu HYSY 981 có vẻ như là một diễn biến tích cực cho khu vực, nhưng chỉ khi năng lực công nghệ mới này giúp CNOOC trở thành một đối tác khai thác hấp dẫn trong con mắt của các nước láng giềng của Trung Quốc, những nước vẫn đang phải phụ thuộc vào các công ty dầu mỏ và khí đốt quốc tế để khai thác các nguồn tài nguyên dưới biển của họ. Khi nói về các kế hoạch của Philippines trong khai thác các mỏ khí đốt tự nhiên xung quanh bãi cỏ Rong. Chủ tịch của Philex Petroleum, Manuel Pangilinan nói rằng: “hoạt động khai thác khí đốt sẽ cần chi phí lớn và sự trợ giúp của các công ty dầu mỏ nước ngoài có năng lực kỹ thuật và nguồn lực tài chính”.

Bản thân ông Pangilinan gần đây cũng đã thực hiện một chuyến đi tới Bắc Kinh để thảo luận với giám đốc điều hành của CNOOC về khả năng hợp tác trong khai thác nguồn dầu khí tại bãi cỏ Rong, bất chấp những tranh cãi gần đây giữa Manila và Bắc Kinh về bãi cạn Scarbough. Cho dù ông Pangilinan nói rằng, CNOOC chỉ là một đối tác tiềm năng và rằng, Philex không loại trừ khả năng hợp tác với các công ty nước ngoài khác, ít nhất thì CNOOC đã tham gia vào trong lĩnh vực này, và chuyên môn công nghệ mới được bổ sung trong việc có thể tiến hành hoạt động khoan tại các vùng nước sâu sẽ làm tăng khả năng thành công của CNOOC đồng thời cũng có thể tạo thành một tiền lệ cho các dự án khai thác chung tại các khu vực khác của Biển Đông.

Trong thực tế, hầu hết các hoạt động khai thác các mỏ dầu và khí đốt dưới biển tại các vùng đặc quyền kinh tế và các vùng thềm lục địa mở rộng của các quốc gia đang phát triển không thể tranh khỏi việc phải có các thỏa thuận chia sẻ sản lượng với các công ty quốc doanh hoặc các công ty đa quốc gia khác. Trong trường hợp này, khía cạnh gai góc nhất trong đàm phán giữa Philippines và các công ty năng lượng của Trung Quốc sẽ là liệu các điều khoản của một thỏa thuận như vậy có đủ sự cân bằng cần thiết để tránh việc làm bùng lên các làn sóng dân tộc trong Philippines và tránh việc làm gợi lại những lời buộc tội về sự phản bội theo cách mà thỏa thuận thăm dò chung trước đây với Trung Quốc đã phải nhận một vài năm trước. Quan trọng không kém, Trung Quốc cũng phải sẵn sàng từ bỏ các lập trường cứng rắn rằng nước này có chủ quyền không thể tranh cãi về các khu vực được đề nghị hợp tác.

Tương lai bất định

Tình hình ở Biển Đông có thể diễn ra theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc vào hành động của một hay nhiều bên tranh chấp và Mỹ. Trong tương lai gần, việc quản lý các tranh chấp chứ không phải các chính sách ngoại giao tích cực hay các biện pháp làm giảm căng thẳng sẽ quyết định tương lai của các mối quan hệ biển tại Biển Đông.

Các khía cạnh đáng chú ý nhất trong ba năm qua là mối liên hệ đang gia tăng nhanh chóng của tranh chấp Biển Đông với vấn đề lớn hơn về sự trỗi dậy của Trung Quốc và cán cân quyền lực trong dài hạn tại Đông Á. Nếu Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của họ không tìm cách để thu hẹp sự khác biệt trong lợi ích của việc hợp tác quản lý nghề cá và cùng khai thác các nguồn tài nguyên dưới biển tại Biển Đông thì phải vài thập kỷ nữa các nước mới có thể hướng tới hội nhập kinh tế khu vực. Một tốc độ tăng trưởng kinh tế tiếp tục ở mức thấp và các thay đổi bất lợi trong thương mại của Trung Quốc sẽ không có lợi trong việc thỏa hiệp về các vấn đề dễ bị ảnh hưởng bởi các làn sóng mãnh liệt của chủ nghĩa dân tộc.

Những quan ngại của khu vực về sức mạnh đang ngày càng tăng của Trung Quốc đã giúp cho chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Mỹ tới Châu Á được hoan nghênh rộng rãi bất chấp tác động phân cực rõ ràng của nó. Ít nhất, ngay cả những nước không có tranh chấp với Trung Quốc cũng hoan nghênh với một thái độ thận trọng sự tái can dự vào khu vực của Mỹ, coi đây là một công cụ để chống lại một Trung Quốc đang có ảnh hưởng quá lớn. Những quan ngại của khu vực về Trung Quốc không chỉ giới hạn trong các năng lực hải quân đang ngày càng được cải thiện của nước này. Mặc dù có những quan điểm khác nhau, nhưng 4 quốc gia thuộc Hạ lưu Sông Mekong là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đều sẵn sàng hoan nghênh Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong của Mỹ (LMI). Trong số các nước này, chỉ có Việt Nam là đang phải đối mặt với 2 mối đe dọa trực tiếp từ Trung Quốc, một là từ khả năng Trung Quốc điều chỉnh dòng chảy của sông Mekong và sông Hồng, hai là về vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của nước này.

RELATED ARTICLES

Tin mới