Friday, May 3, 2024
Trang chủQuân sựVì sao TQ không điều quân đến Kazakhstan: Bắc Kinh lo sợ...

Vì sao TQ không điều quân đến Kazakhstan: Bắc Kinh lo sợ điều gì?

Nằm ở phía Tây Trung Quốc, Kazakhstan có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược và đóng vai trò như một mắt xích quan trọng trong sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh.

Một chiếc xe cảnh sát bốc cháy trong cuộc bạo động ở trung tâm Almaty, Kazakhstan, ngày 5 tháng 1 năm 2022.

Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ đối với ban lãnh đạo Kazakhstan khi họ tiến hành trấn áp các cuộc biểu tình bạo lực đầu năm 2022 nhưng quyết định đứng sang một bên khi Nga gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới đây.

Nằm ở biên giới phía Tây Trung Quốc, quốc gia Trung Á giàu tài nguyên Kazakhstan có tầm quan trọng về kinh tế và chiến lược đối với Bắc Kinh và đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng “Vành đai và Con đường” nhằm mở rộng thương mại toàn cầu và ảnh hưởng chính trị trong cuộc cạnh tranh với Mỹ và các đồng minh.

Cách phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan cho thấy Bắc Kinh muốn tác động đến kết quả bằng những lời nói đảm bảo và cam kết hỗ trợ mà không cần gửi quân tới đây.

“Mối quan hệ gần gũi ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ chứng kiến nhiều tiếng nói ủng hộ của Bắc Kinh hơn đối với các liên doanh ở nước ngoài của Moscow, đặc biệt là khi chúng đối nghịch với các mục tiêu địa chiến lược của phương Tây,” Rana Mitter, chuyên gia của Đại học Oxford về Trung Quốc nhận xét.

“Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn cực kỳ lưỡng lự trong triển khai quân ra bên ngoài lãnh thổ của mình, ngoại trừ trong các lĩnh vực như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc vì nó sẽ mâu thuẫn với tuyên bố thường xuyên của họ rằng, không giống như Mỹ, Trung Quốc không can thiệp vào xung đột của các nước khác”.

MỤC TIÊU CỦA TRUNG QUỐC Ở TRUNG Á LÀ GÌ?
Kể từ khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình ở khu vực mà Nga coi là sân sau của mình. Là quốc gia Trung Á lớn nhất và giàu có nhất, Kazakhstan đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến ​​“Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Trong thông điệp gửi tới Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev khi tình hình bất ổn xảy ra, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết đất nước ông sẽ “kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài cố tình tạo ra bất ổn và xúi giục một cuộc “cách mạng màu” ở Kazakhstan”.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á vẫn còn giới hạn và Kazakhstan có thể cảm thấy không thoải mái khi mời Quân đội Trung Quốc tới đây.

Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc thuộc Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi của Đại học London nhận xét: “Một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời ông Tập là ngăn chặn các cuộc cách mạng màu lan rộng”.

KHI NÀO TRUNG QUỐC CÓ THỂ CAN THIỆP?
Nói chung, Trung Quốc thường bảo lưu quyền hành động quân sự hoặc một số biện pháp khác trong trường hợp an ninh của họ bị coi là bị đe dọa như trong Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, hoặc gần đây hơn, trong các vụ bạo lực dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ, và đặc biệt là với Đài Loan.

Bắc Kinh đã đáp trả mạnh mẽ bằng các biện pháp ngoại giao và thương mại đối với Lithuania khi quốc gia nhỏ bé vùng Baltic phá vỡ quy ước ngoại giao bằng cách cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện tại Vilnius với tên gọi “Đài Loan” thay vì “Đài Bắc Trung Hoa”.

Lực lượng quân sự, chủ yếu đến từ Nga, đã được Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), liên minh gồm sáu quốc gia thuộc Liên Xô cũ, triển khai tới Kazakhstan vào tuần trước theo yêu cầu của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev để đối phó với các cuộc biểu tình bạo lực chưa từng có.

Về phần mình, Trung Quốc chính thức tránh xa các liên minh an ninh như vậy mặc dù Tổ chức Hợp tác Thượng Hải mà Bắc Kinh (SCO) tham gia cùng với Moscow có cấu phần an ninh nhưng hiện chỉ giới hạn ở các nhiệm vụ huấn luyện chung và các sứ mệnh phi chiến đấu khác.

Không giống như CSTO, “SCO không có thỏa thuận nào về việc gửi quân từ các nước thành viên”, chuyên gia an ninh quốc tế Trung Quốc Li Wei cho biết. “Ngoài ra, Trung Quốc vẫn tuân theo nguyên tắc cơ bản là không sử dụng vũ lực ở các nước khác”.

Các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc là ngoại lệ hiếm hoi và Trung Quốc nhanh chóng cho thấy họ là nước đóng góp lực lượng lớn nhất cho các nhiệm vụ như vậy trong số 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an.

Xét tới sức mạnh ngày càng tăng của Quân đội Trung Quốc, một số chuyên gia cho rằng Bắc Kinh sẽ linh hoạt hơn trong các hoạt động các can thiệp quân sự trong tương lai.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới