Saturday, May 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiChủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục chính sách “Đấu tranh liên...

Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục chính sách “Đấu tranh liên tục”

ÔngTập Cận Bình lên nắm quyền lãnh đạo khi Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới. Trong mấy thập niên những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất khôn khéo trong các quan hệ quốc tế, nhất là với Mỹ và các nước phương tây để nhằm được sự ủng hộ đầu tư về kinh tế, khoa học, công nghệ với phương châm “ẩn mình chờ thời”. Mấy thập niên liên tục kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ thần kỳ. Trung Quốc không can dự vào các xung đột quốc tế mà chỉ dồn lực để phát triển kinh tế làm khoa học, công nghệ.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vẫy tay chào khi đến dự lễ khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 16-10.

Có thể khẳng định rằng ông Tập được thừa hưởng được rất nhiều thành tựu mà các thế hệ lãnh đạo trước ông để lại. Vị thế của Trung Quốc làm cho vị thế của người đứng đầu là Tập Cận Bình sánh ngang với người đứng đầu Mỹ và ở trên nhiều lãnh đạo quốc gia Châu Âu, Châu Á.

Ngay ở nhiệm kỳ đầu tiên, về đối nội ông Tập thực hiện chính sách “đả hổ, diệt ruồi” với mong muốn với mong muốn làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo của Đảng. Đây là việc cần làm và được nhân dân ủng hộ. Hàng loạt cán bộ kể cả cấp ủy viên Bộ chính trị bị xử lý kỷ luật nghiêm khắc thậm chí bị tử hình. Đó là những người trong công cuộc cải cách mở cửa vừa có công, vừa có tội. Vì thế cũng không ít cán bộ lãnh đạo lớp trên cảm thấy bất an hoặc cảm thấy chính mình cũng có lỗi khi có nhiều cán bộ và vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật nhà nước.

Về đối ngoại ông Tập chủ trương giành chủ quyền biển đảo ở các khu vực gần Trung Quốc, đặc biệt là ở biển Hoa Đông và Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, gây bất ổn trong khu vực và thế giới lo ngại về an ninh hàng hải. Chính sách vành đai- con đường giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ra phạm vi toàn cầu. Nhưng việc đầu tư của Trung Quốc đã làm cho không ít quốc gia rơi vào bẫy nợ. Mỹ trước đây cũng mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, nhưng những nước đồng minh của Mỹ lại trở thành những nước phát triển nhanh chóng.

Trong hai nhiệm kỳ, ông Tập vẫn tiếp nối tinh thần cải cách của lãnh đạo lớp trước nhưng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại thậm chí có nhiều lĩnh vực, nhiều vùng trở nên khó khăn. Dường như từ năm 12 đến nay và đặc biệt là gần đây ông Tập chú ý nhiều hơn đến vấn đề an ninh, đầu tư nhiều cho việc xây dựng lực lượng vũ trang.

Ông Scott Kennedy chuyên gia phân tích cấp cao tại trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, chỉ ra rằng từ “đấu tranh” được ông Tập nhắc đến thường xuyên hơn so với từ “cải cách”.

Trong Đại hội Đảng đang diễn ra ông Tập tiếp tục khẳng định: “Thông qua đấu tranh liên tục, chúng ta từng bước hiện thực hóa giấc mơ nghìn đời về một quốc gia Trung Quốc thịnh vượng vừa phải”.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới