Saturday, May 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ-EU, thống nhất và phân hóa trong quan hệ với Nga và...

Mỹ-EU, thống nhất và phân hóa trong quan hệ với Nga và TQ

Khi Trung Quốc cải cách mở cửa các doanh nghiệp của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản ào ạt đầu tư vào Trung Quốc. Không chỉ có Trung Quốc hưởng lợi nhờ việc đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài cả vốn và công nghệ mà chính các doanh nghiệp nước ngoài cũng được hưởng lợi từ Trung Quốc.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại EU Josep Borrell.

Trước hết, Trung Quốc có thị trường hơn 1,4 tỷ dân và dân công đang còn rất rẻ. Vì vậy các công ty lớn đều có nhà máy ở Trung Quốc từ ô tô, điện tử đến các hàng tiêu dùng khác. Đã có lúc Trung Quốc như là công trường của thế giới, hầu hết các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm điện tử của nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới dù phân phối toàn cầu, nhưng đều đước sản xuất tại Trung Quốc.

Thứ đến, Trung Quốc có nhiều tài nguyên mà công nghiệp thế giới cần như đất hiếm, sắt, thép, thiết bị điện tử.

Trong một thời gian dài tận dụng xu hướng toàn cầu hóa, Trung Quốc gia nhập WTO, hàng hóa Trung Quốc với giá rẻ đã tràn ngập thế giới. Trung Quốc nhanh chóng vươn lên soán ngôi của Nhật, trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới.

Mỹ là nước lo ngại nhất khi Trung Quốc có thể vươn lên trở thành nền kinh tế số một, soán ngôi của Mỹ. Tổng thống Trump bắt đầu ra đòn trừng phạt kinh tế Trung Quốc và muốn các đồng minh nhất là EU ủng hộ các đòn trừng phạt của Mỹ.

Nhưng lúc đó quyền lợi của EU mà trước hết là Đức, Pháp, Anh đã gắn chặt với Trung Quốc. Dù coi Trung Quốc là nguy cơ về kinh tế nhưng các nước vẫn gắn với Trung Quốc. Bà Thủ tướng Đức trong ba nhiệm kỳ luôn coi Trung Quốc là đối tác kinh tế. Nước Anh tăng nhanh quan hệ xuất nhập với Trung Quốc, luôn coi Trung Quốc là thị trường quan trọng. Còn nước Pháp dù ủng hộ Mỹ nhưng vẫn giữ quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Gần đây Mỹ ở vào tình thế coi Nga là đối thủ quân sự, coi Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng cả về kinh tế lẫn quân sự, đặc biệt là đối thủ ở khu vực Thái Bình Dương.

Trong cuộc chiến Nga-Ukraina, hai đối thủ của Mỹ là Trung Quốc và Nga có xu hướng xích lại gần nhau càng làm cho Mỹ lo ngại, nhất là khi Trung Quốc giúp Nga trong việc thanh toán tài chính và tiêu thụ tài nguyên. Chính vì vậy vừa qua Mỹ yêu cầu EU phải coi Trung Quốc và Nga đều là nguy cơ lâu dài.

Dù có phần đồng tình với Mỹ, nhưng Thủ tướng Đức vừa qua đã tuyên bố không nên cắt đứt quan hệ với Trung Quốc vì trong mối quan hệ này hai bên cùng có lợi. Còn Tổng thống Pháp thì tuyên bố hãy tính đến và tôn trọng sự lo ngại về an ninh của nước Nga.

Rõ ràng trong mười tháng cuộc chiến Nga-Ukraina, Mỹ và các nước EU đã có sự phân hóa, và các nước đều phải tính đến lợi ích quốc gia của họ.

H.B

RELATED ARTICLES

Tin mới