Saturday, May 18, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ đã cướp Gạc Ma như thế nào?

TQ đã cướp Gạc Ma như thế nào?

Vấn đề Biển Đông vẫn luôn phức tạp, vì chủ quyền quần đảo Trường Sa thuộc Việt Nam nhưng Trung Quốc lại đang chiếm giữ trái phép và rất khó để họ tự nguyện trả lại cho Việt Nam. Mỗi khi nhắc đến Biển Đông có một sự kiện không thể nào quên, mà cũng không được phép quên, đó là trận chiến ở đảo Gạc Ma. Ngày mà Trung Quốc đã rất tàn nhẫn, đạn vào những người người lính Việt Nam và cướp đi hòn đảo của Việt Nam, người ta gọi trận chiến đó là “hải chiến Trường Sa”.

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ hy sinh.

Trước năm 1978 Việt Nam đã đóng giữ năm hòn đảo ở Trường Sa gồm: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa. Đến năm 1978, Philipines đưa quân sang đóng chiếm đá An Nhơn, Malaysia đưa tàu chiến ra lượn vòng vòng nhưng không đóng đảo nào. Trước tình hình đó, Việt Nam ngay lập tức đưa quân ra đóng tất cả các đảo nổi còn lại, bao gồm: An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh và Trường Sa Đông. Như vậy có đảo nào nổi Việt Nam giữ hết.

Năm 1986, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân và Kiệu Ngựa, thấy vậy Việt Nam đóng giữ thêm bãi Thuyền Chài là một rạn san hô ngầm. Lúc này, Trung Quốc chưa có dấu hiệu nào ở Trường Sa, nhưng tham vọng của họ nhằm chiếm đoạt quần đảo này của Việt Nam đã có từ rất lâu, thế nên ai cũng biết rằng sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ giở trò. Đầu năm 1987, Trung Quốc đã bắt đầu lộ bộ mặt thật, cụ thể họ thành lập một Bộ Tư lệnh đặc biệt với khoảng bốn mươi tàu chiến và một nghìn quân, các tàu chiến của Trung Quốc hiện đại hơn hẳn của Việt Nam, bao gồm: Tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, ngoài ra còn có các tàu vận tải, tàu đo đạc, tàu kéo… Vậy họ thành lập Bộ tư lệnh đặc biệt này làm gì?

Câu trả lời là để cướp đảo của Việt Nam.

Đầu tiên, Trung Quốc đưa một loạt tàu chiến lượn lờ khu vực quần đảo Trường Sa, sau đó họ tiến thêm một bước nữa là tổ chức đo đạc, khảo sát trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, và họ lại tiến thêm một bước nữa là tổ chức diễn tập quân sự ngay tại khu vực này. Nhận thấy rõ âm mưu của Trung Quốc, Việt Nam đã lập một kế hoạch khẩn, có tên là “chủ quyền 88” (viết tắt CQ88). Theo đó, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam lệnh cho lực lượng quân đội và lực lượng ngoài quần đảo Trường Sa chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đồng thời chỉ thị cho Trung Đoàn 83 nhanh chóng xây dựng các căn cứ và cắm cờ để khẳng định chủ quyền với các đảo chìm, Lữ Đoàn 125 ra bảo vệ các đảo này.

Đầu năm 1988, tình hình cực kì căng thẳng, Trung Quốc chính thức đưa quân chiếm các bãi đá ngầm, các rạn san hô và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Cụ thể, ngày 25/1. quân đội Việt Nam đang đóng giữ đá Tiên Nữ, một tuần sau Trung Quốc đưa bốn tàu hộ vệ tên lửa, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đá Chữ Thập.

Ngày 5/2, quân đội Việt Nam đang giữ đá Lát, đến ngày 18/2 Trung Quốc chiếm đóng đá Châu Viên, hôm sau Việt Nam đóng giữ đá Đông và đá Lớn, một tuần sau Trung Quốc chiếm giữ đá Ga Ven. Ngày 27/2 quân đội Việt Nam đóng giữ Tốc Tan, ngày 28/2 thêm núi Lê, cùng ngày hôm đó Trung Quốc đóng chiếm Tứ Nghĩa. Đến tháng 3, Trung Quốc lại huy động nhiều quân hơn đến Trường Sa, còn Việt Nam vẫn tiếp tục cắm cờ thêm nhiều bãi đá. Ngày 11/3 tàu HQ 604 của Việt Nam nhổ neo từ Cam Ranh chở theo các chiến sĩ công binh và chiến sĩ bảo vệ thuộc Lữ Đoàn 125, tiếp tục ra xây dựng thêm ở nhiều đảo là đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Gạc Ma có vị trí đặc biệt quan trọng, nếu nó rơi vào tay Trung Quốc họ sẽ khống chế đường tiếp viện của quân ta với các đảo khác. Khi tàu HQ 604 trên đường đến Gạc Ma, tàu HQ 605 đang đóng tại đá Đông cũng được lệnh khẩn trương đến Len Đao, đồng thời tàu HQ 505 đang đóng tại đảo Trường Sa cũng khẩn trương đến đá Cô Lin. Khi tàu HQ 604 của Việt Nam vừa đến Gạc Ma, thấy tàu Trung Quốc đã ở đây rồi. Vấn đề là tàu của Trung Quốc là tàu chiến trong khi tàu của Việt Nam chỉ là tàu vận tải đưa người ra xây đảo. Thấy tàu ta, Trung Quốc đã dùng loa uy hiếp, các chiến hạm của Trung Quốc cũng chạy vòng vòng quanh đảo để thị uy, chúng liên tục khiêu khích, tuy nhiên các chiến sĩ của Việt Nam đã được nhắc nhở là không được phép nổ
súng trước, tránh mắc mưu của địch.

Đêm 13/3, Sở chỉ huy lệnh cho các tàu Việt Nam tại đây phải quyết tâm giữ vững biển đảo, một nhóm chiến sĩ gồm thiếu uý Trần Văn Phương và bốn người khác nhận lệnh lên đảo cắm cờ khẳng định chủ quyền, một phân đội nhỏ cũng xuống ghe chở hàng hoá lương thực và không ai mang theo vũ khí. Khi thiếu uý Trần Văn Phương lên cắm cờ, tàu Trung Quốc cũng lập tức hành động, chúng dùng tàu chiến tông thẳng vào tàu HQ 604 của Việt Nam, đồng thời 71 tên lính trên tàu nhảy xuống, tay vác AK lăm lăm đi lên đảo, khi thiếu uý Phương đã cắm cờ, một tên lính Trung Quốc nói tiếng Việt đã gào lên: “đây là vùng đảo của Trung Quốc”. Thiếu uý Phương trả lời: “Hãy bỏ súng xuống, không nên đổ máu”, câu nói chưa dứt, một tên lính phi lại hòng nhổ lá cờ nhưng thiếu uý Phương vẫn cố giữ bằng được, một tên khác dùng xà beng của quân ta từ sau đâm thiếu uý Phương nhưng anh né được, vừa né xong, một loạt đạn đã cắm thẳng vào người anh. Binh nhất Nguyễn Văn Lanh thấy anh Phương gục ngã lao lại đỡ lá cờ, nhưng cũng bị bắn một loạt đạn và rồi cũng gục xuống. Sau đó, Trung Quốc rút về tàu, đồng thời chúng đã đạn vào những người trên đảo khiến 40 người ra đi mãi mãi, lúc đó khoảng 7h45’. Cùng lúc đó tàu Trung Quốc liên tục bắn pháo vào tàu HQ 604, sau khi tàu đã hỏng và bốc cháy chúng vẫn tiếp tục bắn đến khi tàu chìm, rất nhiều cán bộ chiến sĩ của chúng ta đã chìm theo con tàu.

Chưa dừng lại ở đó, tàu Trung Quốc lại nã pháo vào tàu HQ 505 đang ở đảo Cô Len cách đó 5km và tàu HQ 605 đang ở Cô Lin cách đó 12km. HQ 605 sau đó cũng chìm, còn tàu 505 dù hỏng nặng nhưng các chiến sĩ vẫn cố gắng lao con tàu lên đảo, nhờ vậy mà bảo vệ được đảo Cô Lin. Đó không chỉ là cuộc chiến mà đúng hơn là một cuộc thảm sát khi nhiều người lính Việt Nam trên đảo không hề có vũ khí. Sau sự kiện này, phía Việt Nam lên án Trung Quốc. Nhưng không ngờ rằng, Trung Quốc lại trơ tráo đổi trắng thay đen vu cho tàu Việt Nam khiêu khích nên họ bị ép phải làm vậy.

Cuối cùng, Việt Nam mất đảo Gạc Ma, ba tàu bị chìm và hỏng nặng, 64 người con đất Việt đã anh dũng hi sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Mãi đến ngày 2/9/1991 họ mới được Trung Quốc trao trả.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới