Sunday, May 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ và con đường trở thành cường quốc số một thế giới

Mỹ và con đường trở thành cường quốc số một thế giới

Quan hệ quốc tế rất phức tạp và luôn biến động dựa trên quyền lợi của các quốc gia.

Nhà trắng.

Cho đến đầu thế kỷ XX, châu Âu trung tâm phát triển nhất thế giới với truyền thống văn hoá rực rỡ nhưng có sự phân hoá. Pháp và Anh là hai quốc gia có nhiều thuộc địa đồng thời là hai nước có nền kinh tế phát triển nhất. Trong khi đó Đức vừa là nước thua trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất, không có thuộc địa và kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Mỹ lúc đó dù là quốc gia đang phát triển nhanh nhưng vẫn chưa thể vượt được châu Âu nên vẫn luôn tìm cách vượt lên trên châu Âu đặc biệt là vượt Pháp và Anh. Mỹ đã nhắm tới đồng minh ở châu Âu là Đức. Chính vì thế sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ đã giúp Đức về tài chính, công nghệ, đặc biệt là công nghệ quốc phòng. Nhờ Mỹ mà Đức thời Hitle đã nhanh chóng phát triển về kinh tế, quân sự đe doạ trực tiếp đến vị thế của Pháp, Anh.

Phát xít Đức mở đầu chiến tranh thế giới thứ II xâm chiếm toàn bộ châu Âu và liên tục tiến công nước Anh, Mỹ tuy không ủng hộ Đức nhưng coi việc Pháp, Anh và châu Âu suy yếu là cơ hội để Mỹ vươn lên. Chỉ đến khi Mỹ bị Phát xít Nhật gây chiến ở Thái Bình Dương và Liên Xô từng bước giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Đức thì Mỹ mới chính thức đứng về phe đồng minh chống phát xít Đức – Ý – Nhật.

Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, cả thế giới kiệt quệ thì Mỹ lại là nước thu lợi nhiều nhất. Trong và sau chiến tranh, Mỹ đưa hàng loạt các nhà khoa học xuất sắc của Đức và châu Âu về Mỹ, nguồn tài sản vô giá giúp Mỹ phát triển vượt bậc. Mỹ trở thành nước bảo trợ cho châu Âu và nhiều nước khu vực Thái Bình Dương như Nhật, Hàn Quốc, Philipines… Đặc biệt là Đức đã nhờ Mỹ và khôi phục kinh tế, đã dựa vào Mỹ mà thống nhất đất nước. Còn Liên Xô tuy là nước thắng trận nhưng kinh tế cũng gặp quá nhiều khó khăn. Vì thế Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới, nhiều nước phụ thuộc vào kinh tế Mỹ và sự bảo trợ của Mỹ.

Liên Xô là nước thắng trận và tạo dựng lên cả phe xã hội chủ nghĩa, từ là đồng minh chống phát xít nhưng lúc này lại trở thành đối thủ của Mỹ về quân sự và tầm ảnh hưởng quốc tế. Chính vì thế Mỹ muốn tập hợp đồng minh, trước hết là các nước Tây Âu để chống lại Liên Xô. Mỹ đã khởi xướng việc thành lập tổ chức quân sự NATO với danh nghĩa chống lại phe xã hội chủ nghĩa nhưng chủ yếu là nhằm vào Liên Xô.

Liên Xô tan vỡ, Tây Âu không còn áp lực về quân sự, đồng thời các nước Tây Âu đã rất phát triển về kinh tế, Mỹ lo ngại liên minh với Tây Âu có thể suy giảm. Đặc biệt khi EU thành lập với sự tháo bỏ rào cản biên giới và sử dụng đồng tiền chung EURO, Mỹ càng lo ngại hơn vì sẽ làm suy giảm vị thế của đồng USD. Đồng thời EU có xu hướng gắn bó với Nga về năng lượng và tài nguyên, bản thân nước Nga cũng muốn quan hệ thân thiện với EU.

Chính vì thế Mỹ cố tình kéo EU lại bằng việc thổi lên nguy cơ quân sự từ Nga và tìm cách mở rộng NATO dưới sự dẫn dắt của Mỹ. Mặc dù khi Liên Xô tan vỡ, Tây Âu đã cam kết với Tổng thống Nga Ensin là không mở rộng NATO về phía Đông. Nhưng rồi NATO vẫn phải tuân thủ sự xếp đặc của Mỹ gây áp lực với Nga buộc Nga phải mở chiến dịch quân sự ở Ukraine để ngăn chặn sự áp sát của NATO.

Nhiều nhà nghiên cứu chính trị, quân sự quốc tế đã cho rằng chính Mỹ đã đẩy Tây Âu và Nga vào cuộc đối đầu. Cả Tây Âu và Nga cùng suy yếu và bước tiếp theo là Mỹ sẽ đẩy các nước vào việc chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc để Mỹ củng cố vai trò số một thế giới của họ.

Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đang trở thành liên minh kêu gọi các nước cùng nhau xoá bỏ tình trạng một cực để đưa thế giới vào thời kỳ đa cực, tôn trọng nhau, cùng nhau phát triển.

H.L

RELATED ARTICLES

Tin mới