Thursday, May 2, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBàn về “trục hữu dụng” Nga-TQ

Bàn về “trục hữu dụng” Nga-TQ

Quan hệ giữa các nước lớn luôn là chủ đề nóng bỏng trong quan hệ quốc tế, trong đường lối ngoại giao hiện nay. Đặc biệt quan hệ Mỹ-Trung-Nga đang được bàn đến, đang được sự quan tâm của cả thế giới. Vậy thực chất cái bắt tay Nga-Trung và những đòn trừng phạt kinh tế của Mỹ nhằm vào Trung Quốc hiện nay là gì?

Mới đây, hôm 6/2, trong một bài trả lời phỏng vấn kéo dài hơn hai giờ đồng hồ, Tổng thống Nga Putin đã dành cho truyền thông Mỹ những ý kiến sắc sảo, toàn diện, được cho là khá thẳng thắn. Vấn đề nổi bật mà ông Putin nhấn mạnh là: Hiện nay, Nga không phải là kẻ thù lớn nhất của phương Tây, mà chính là Trung Quốc. Bắc Kinh mới là đối thủ nặng ký, là kẻ thù lớn nhất của Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung.

Vì lẽ đó, Tổng thống Nga có lời đề nghị, phương Tây nên nhắm tới mục tiêu là Trung Quốc, thay vì nhắm mục tiêu vào Nga, nhất là khi viện cớ cuộc xung đột kéo dài hai năm qua giữa Nga với Ukraine để bài xích, xuyên tạc sự thật về cuộc chiến (!).

Không hề né tránh, ông Putin trả lời cựu người dẫn chương trình của Fox News, Tucker Carlson khoảng 60 câu hỏi. Đó là những vấn đề hóc búa liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine và liên quan đến Trung Quốc, cũng như tình hình thế giới hiện nay.

Một trong những câu hỏi khó của ông Carlson là, tại sao quan hệ Mỹ-Nga đã không trở lại bình thường sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991? Vì sao phương Tây lại quá lo lắng về một nước Nga hùng mạnh mà không chú ý, đề phòng Trung Quốc? Phải chăng quan hệ Trung-Nga được cho là “khăng khít” nhưng thực tế chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau, chỉ cần có cơ hội thích hợp cả hai sẽ lập tức rời bỏ nhau như buông tay một kẻ đuối nước?

Rất tự tin, ông Putin nói: Nga thua xa Trung Quốc về dân số và quy mô kinh tế. Sau năm 1991, Nga từng hy vọng hội nhập thành một “nước văn minh” và đề nghị gia nhập NATO. Rất tiếc, Nga bị từ chối thẳng thừng. Lúc bất giờ Nga được xác định có “kinh tế thị trường” và “không có chế độ cộng sản”. Nga cũng không còn sự khác biệt tư tưởng với các nước phương Tây.

Được hợp tác với Phương Tây là những gì mà Nga mong đợi và luôn sẵn sàng. Đối với Trung Quốc, hai nước có những điểm tương đồng. Lãnh thổ Nga và Trung Quốc nằm cạnh nhau. Hai dân tộc “không có quyền lựa chọn láng giềng”. Khi hai nước xích lại nhau với phương châm: tình hữu nghị “không có hồi kết” và hợp tác song phương “không hạn chế”, là để tìm cách thiết lập một trật tự thế giới mới, hướng tới đối thủ chung là Mỹ.

Đấy là cái vỏ bên ngoài. Theo các chuyên gia phân tích chính trị Mỹ, những điều Putin nói đã phơi bày mối quan hệ thực chất giữa Trung Quốc và Nga. Trung Quốc và Nga đang duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Họ là đối tác tạm thời, không thể là đồng minh lâu dài. Một rừng không thể có hai chúa sơn lâm.

Một vấn đề khá nhạy cảm là hiện nay Bắc Kinh nhận thấy cuộc chiến Nga-Ukraine đã rơi vào tình trạng bùng nhùng kéo dài, vì thế họ đang có động thái tìm cách xoa dịu quan hệ Trung-Mỹ. Bắc Kinh hiểu rõ rằng, gây chiến với nước Mỹ là gần như gây chiến với cả thế giới. Một khi phải nhận trái đắng trừng phạt và cấm vận của Mỹ, cũng có nghĩa là Trung Quốc chịu sự trừng phạt và phong tỏa của nhiều quốc gia khác.

Mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng xóm không phải tốt lên hay xấu đi qua một buổi trả lời phỏng vấn, mà thực chất là do những những yếu tố tự nhiên, những vấn đề mang tính lịch sử, khách quan.

Có nhiều yếu tố liên kết hai quốc gia này. Đó là hai quốc gia có đường biên giới chung dài tạo thành hậu phương an toàn cho Trung Quốc vào thời điểm mà Bắc Kinh đang tập trung vào “mặt trận” Đài Loan. Đó là quan hệ trao đổi kinh tế khi Nga là bên cung cấp nguyên liệu thô và năng lượng cho Trung Quốc và đổi lại nhận được những sản phẩm có giá trị gia tăng. Đó là sự đoàn kết về mặt ý thức hệ và chính trị giữa Putin và Tập Cận Bình. Họ đã gặp nhau khoảng 40 lần kể từ năm 2013 đến nay. Đó là mối “căm thù” chung đối với Mỹ và các giá trị phương Tây, điều này càng gia tăng mạnh mẽ kể từ khi nổ ra cuộc chiến Nga-Ukraine, v.v..

Vẫn biết Nga và Trung Quốc không phải là một liên minh tuân theo một thỏa thuận chính thức. Hai nước không có nghĩa vụ tương trợ lẫn nhau trong trường hợp bị xâm lược, giống như Điều 5 của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trung Quốc không có ký ức tốt đẹp về Hiệp định hữu nghị được ký kết giữa Stalin và Mao Trạch Đông vào năm 1950. Theo Hiệp định này Liên Xô (trước đây) hỗ trợ rất lớn cho CHND Trung Hoa non trẻ và đổi lại cũng được hưởng những mối lợi kinh tế và chiến lược không hề nhỏ.

Trung Quốc trong thời điểm đó buộc phải liên kết với Liên Xô hùng mạnh. Thế rồi “thời đại huy hoàng” đó đã trôi qua. Những thỏa thuận về sau này (ký năm 2001) không quy định bất kỳ điều gì tương tự như Hiệp định ký năm 1950.

Vậy là đã rõ thế cờ của hai bên. Mối quan hệ Nga-Trung trong thế kỷ 21 không phải là một liên minh chiến lược mà chỉ là một “trục hữu dụng”, nhà nghiên cứu người Úc gốc Trung Quốc Bobo Lo nhận xét.

Cụm từ “Quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược, trong thời đại mới”, chỉ là “hữu danh vô thực” . Nói cách khác, đó là mối quan hệ linh hoạt để thích ứng với tình hình bất ổn của quan hệ quốc tế hiện nay. Theo đó, các bên có thể “liên minh theo lựa chọn”, tự do hành động.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới