Sunday, May 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao TQ dừng việc xây “siêu đập” gấp 3 lần đập...

Vì sao TQ dừng việc xây “siêu đập” gấp 3 lần đập Tam Hiệp

Trung Quốc đặt ra tham vọng xây dựng đập thủy điện trên sông Nhã Lỗ Tạng Bố ở Tây Tạng với công suất 70.000 MW, gấp ba lần đập Tam Hiệp. Nhưng có một trở ngại có thể khiến kế hoạch bị đình trệ. Vậy, điều gì nguy hiểm khiến Trung Quốc chần chừ xây dựng siêu đập thủy điện công suất gấp ba lần đập Tam Hiệp?

Đập Tam Hiệp hiện là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới.

Tờ Hindu và một số hãng tin khác cho hay, Trung Quốc đang xây dựng một siêu đập ở Tây Tạng, chỉ cách biên giới Ấn Độ 30 km. Con đập này có thể có những tác động địa chính trị tiềm ẩn đối với Ấn Độ. Theo các phương tiện truyền thông, con đập mới được xây dựng gần đường kiểm soát thực tế LAC ở Tây Tạng, gần phần hạ lưu sông Brahmaputra của Ấn Độ mà Trung Quốc gọi là Nhã Lỗ Tạng Bố. Brahmaputra, một trong những con sông dài nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng và kết thúc ở Vịnh Bengal. Sông Nhã Lỗ Tạng Bố là phần trên của sông Brahmaputra, nơi dự án đầy tham vọng của Trung Quốc được xây dựng với mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060, Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực đối với các dự án thủy điện ở Tây Tạng, tự hào với công suất theo kế hoạch là 60GW. Con đập mới sẽ vượt qua cả đập Tam Hiệp của Trung Quốc cả về quy mô và công suất.

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện lớn nhất thế giới. Vị trí của dự án khổng lồ chỉ cách biên giới Ấn Độ 30km và là nguyên nhân chính gây lo ngại về địa chính trị ở Ấn Độ.

Sau khi rời khu tự trị Tây Tạng, Nhã Lỗ Tạng Bố nhập vào sông Brahmaputra, chảy qua các bang Arunachal Pradesh và Assam của Ấn Độ và Bangladesh. Con sông này có tầm quan trọng đối với các cộng đồng dọc theo hai bờ. Người dân dựa vào nước sông và đất đai màu mỡ để làm nông nghiệp, tưới tiêu và đánh bắt cá. Một con đập khổng lồ như vậy có thể cản trở dòng chảy của đất phù sa màu mỡ do dòng sông mang đến, ảnh hưởng tiêu cực đến các vùng canh tác ở hạ lưu. Nguồn nước chung từ lâu đã khiến quan hệ Trung – Ấn Độ trở nên căng thẳng.

Tuy nhiên, năm 2018, một vụ lở đất gây ra bởi sông băng tan chảy đã dẫn một phần nước từ sông Nhã Lỗ Tạng Bố và vùng lưu vực Song Puu tạo thành hồ chứa tự nhiên với khoảng 600 triệu m3 nước.

Hồ Song Puu nằm cách thượng nguồn chỉ vài chục km tính từ địa điểm dự kiến xây dựng siêu nhà máy thủy điện, với rất nhiều hồ nước treo lơ lửng ở phía trên cao như vậy, các công nhân Trung Quốc không làm cách nào xây dựng được siêu đập thủy điện một cách an toàn.

Một số nhóm các nhà khoa học và kỹ sư Trung Quốc đã bay đến Song Puu trong những năm gần đây, bao gồm những chuyên gia hàng đầu về kỹ thuật dân dụng, những chuyên gia nghiên cứu sông băng và phòng chống sạt lở đất. Họ thu thập một lượng lớn dữ liệu bằng cách sử dụng máy bay điều khiển từ xa và các thiết bị tiên tiến khác. Nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu đưa ra giải pháp sau khi các chuyên gia kết thúc đánh giá. Các chuyên gia chưa tìm ra cách loại bỏ những lớp đất đá cản trở dòng chảy của con sông. Họ còn nhận thấy những sự cố tương tự còn có thể lặp lại nhiều trong tương lai do biến đổi khí hậu.

Chuyên gia Dechen Pemba thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Tây Tạng có trụ sở tại Ấn Độ lúc bấy giờ lưu ý rằng, khu vực Trung Quốc xây đập là nơi dễ xảy ra động đất. Bà Pemba cảnh báo việc xây đập có thể gây ra chấn động địa chất, làm vỡ đập và tàn phá vùng hạ lưu. Bà Pemba nói rằng các vụ động đất ở miền Tây Trung Quốc đã gây ra mối lo ngại lớn về các dự án hạ tầng đang được xây dựng ở Cao Nguyên Thanh Tạng vì sự cố có thể gây ra tác động xấu đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội của người dân.

Trong khi đó, tờ South China Morning Post đã cảnh báo hồ nước 600 triệu m3 chỉ cách vị trí Trung Quốc dự định xây đập chỉ vài chục km có thể trở thành mối nguy cơ treo lơ lửng trên đầu bất kỳ công nhân nào làm việc tại siêu dự án trên sông Nhã Lỗ Tạng Bố. Giáo sư Hinh Ái Quốc, chuyên gia về cơ khí Hải Dương tại Đại học Giao thông Thượng Hải, Trung Quốc, đã cùng nhiều đồng nghiệp tới khảo sát tại vị trí xây đập. Các nhà khoa học nhận thấy, tình hình đang rất khó khăn hiện vẫn chưa có giải pháp tức thời. Một số nhà khoa học đã đề xuất thay vì xây siêu đập, hãy đào một đường hầm dài 16km xuyên qua một trong những ngọn núi cao ở thung lũng Nhã Lỗ Tạng Bố, nước sẽ được dẫn vào đường hầm làm quay các turbin phát điện. Đề án này dự tính sẽ giảm công suất phát điện xuống 50 GW, tức là chỉ khoảng gấp đôi so với công suất đập Tam Hiệp nhưng giúp giảm nguy cơ thiệt hại do lở đất hoặc các thảm họa thiên nhiên khác. Bên cạnh đó, bất chấp hậu quả về môi trường và xã hội, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dừng theo đuổi tham vọng xây dựng siêu đập thủy điện.

Một trong những thành tựu được nhắc đến là việc xây dựng thành công đập thủy điện Bạch Hạc Than. Con đập có chiều cao 289 m, nằm trên sông Kim Sa, một nhánh của sông Dương Tử, ở dìa Đông Nam của Cao Nguyên Tây Tạng. Đây là dự án thủy điện lớn thứ hai thế giới, chỉ sau đập Tam Hiệp của Trung Quốc.

Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn tự hào là nhà nhập khẩu và xuất khẩu lớn nhất thế giới và giờ là quốc gia sở hữu những con đập lớn nhất thế giới. Đập Tam Hiệp là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới với tổng công suất lắp đặt 22.500 MW, còn đập Bạch Hạc Than là đập mái vòm lớn nhất thế giới và cũng là dự án đầu tiên trên thế giới sử dụng tổ hợp phát điện thủy lực khổng lồ. Nhà máy thủy điện Đập Bạch Hạc Than sử dụng 16 tuabin, mỗi tuabin có công suất phát 1000 MW, đưa tổng công suất lắp đặt lên 16.000 MW. Con đập này gây chú ý không chỉ bởi kích thước khổng lồ của nó mà còn ở tốc độ triển khai dự án thần tốc, khiến không ít chuyên gia phải ngạc nhiên. Dù gặp nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật do địa hình xa xôi và hiểm trở, Trung Quốc chỉ mất 4 năm để hoàn thành đập Bạch Hạc Than với tổng chi phí 170 tỷ nhân dân tệ, tương đương 26,1 tỷ đô la Mỹ.

Các dự án nêu trên cho thấy tham vọng của Trung Quốc muốn trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về thủy điện, cùng với tham vọng gia tăng sức mạnh quân sự và kinh tế. Theo giới phân tích, việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện lớn không chỉ nhằm mục đích giúp nước này đảm bảo an ninh nguồn nước như những gì Bắc Kinh tuyên bố. Chúng cũng được coi là đòn bẩy mà Trung Quốc có thể sử dụng để gây sức ép với các quốc gia ở khu vực hạ nguồn. Chẳng hạn bằng cách xây dựng 11 con đập khổng lồ trên sông Mê Công ở đoạn trước khi con sông này chảy vào Đông Nam Á. Trung Quốc đã cắt đứt dòng chảy tự nhiên của con sông, dẫn đến sự sụt giảm đột ngột về mức nước đối với các quốc gia hạ nguồn sông Mê Kông.

Nhà nghiên cứu địa chiến lược Brah Chellaney thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách New Delhi Ấn Độ lúc bấy giờ cho rằng, Bắc Kinh có lẽ chưa lường trước được hậu quả mà chiến lược của họ gây ra. Theo ông, cái giá phải trả sẽ rất lớn, vượt qua những mâu thuẫn và căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng trong hơn hai thập niên qua, Trung Quốc đã tiến hành một cuộc cách mạng lớn nhằm giảm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng không tái tạo.

Bắc Kinh ngày càng quan tâm tới thủy điện, nguồn năng lượng dễ tiếp cận do địa hình đa dạng, nhằm tạo ra nguồn cung cấp điện ổn định. Thế nhưng, việc nước này xây dựng ồ ạt các con đập đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường của các hệ thống sông lớn ở Châu Á, trong đó có hai con sông huyết mạch của Trung Quốc là Hoàng Hà và Dương Tử. Những con đập khổng lồ đang phá hủy hệ sinh thái, khiến nhiều loài thực vật và động vật nước ngọt đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, làm co hẹp diện tích các đồng bằng, giảm độ màu mỡ của đất đai ven sông, thậm chí thải ra nhiều khí CO2 hơn những nhà máy thủy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hơn 350 hồ ở Trung Quốc đã biến mất trong những thập niên gần đây và số lượng con sông có dòng chảy tự do hiện nay còn rất ít. Sự phân cắt và sụt giảm lưu lượng nước tại các dòng sông đã trở thành hiện tượng phổ biến. Hậu quả về mặt xã hội cũng nghiêm trọng không kém do chất lượng thi công kém, đã có khoảng 3200 con đập tại Trung Quốc bị vỡ tính đến năm 1981, riêng sự cố vỡ Đập Banqiao năm 1975 đã khiến 230.000 người thiệt mạng.

Trong thời gian qua, Trung Quốc đã nâng cao năng lực xây dựng khiến các con đập trở nên kiên cố và vững chắc hơn. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều con đập được xây dựng ở thời kỳ đầu đang trong quá trình xuống cấp, luôn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi thời tiết xấu. Chưa kể, các dự án xây đập đã khiến một số lượng lớn người dân phải di dời. Năm 2007, khi kế hoạch xây dựng các con đập lớn của Trung Quốc đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nước này đã phải di dời 22,9 triệu người đến các khu vực khác để nhường chỗ cho các dự án thủy điện.

Riêng dự án xây dựng đập Tam Hiệp đã khiến 1,4 triệu người phải di tản. Khi Trung Quốc chuyển trọng tâm từ các con sông ở vùng trung tâm sang các con sông ở khu vực có thưa người sinh sống, những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn chịu thiệt thòi về kinh tế và văn hóa của nước này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả.

Bất chấp hậu quả về môi trường và xã hội, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ dừng theo đuổi tham vọng thủy điện. Nước này còn có kế hoạch xây dựng một đập lớn ở Tây Tạng có khả năng tạo ra sản lượng điện nhiều gấp ba lần đập Tam Hiệp trên sông Nhã Lỗ Tạng Bố ở đoạn trước khi con sông ra khỏi Dãy Himalaya, chảy vào Ấn Độ.

Để đối phó với kế hoạch siêu đập của Trung Quốc, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra ý tưởng xây dựng một con đập khác trên sông Brahmaputra nhằm tăng cường việc trữ nước và vô hiệu hóa ảnh hưởng của dự án Bắc Kinh theo đuổi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới