Friday, November 29, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTình báo Mỹ dự đoán các hành động của Nga trong thời...

Tình báo Mỹ dự đoán các hành động của Nga trong thời gian tới

Trong vòng 5 năm tới, giới lãnh đạo Nga sẽ tiếp tục tăng cường các nỗ lực khôi phục vị thế cường quốc thông qua việc hiện đại hóa quân đội, mở rộng ảnh hưởng ra nước ngoài và tăng cường “tính chủ nghĩa dân tộc”.

Càng trong khó khăn, người dân Nga càng tin tưởng Tổng thống Putin.

Trên đây là các thông tin được đưa ra trong báo cáo của Cơ quan Tình báo Quốc gia (NSA) của Mỹ.

“Moscow sẽ tiếp tục quan điểm cho rằng an ninh của họ chưa được đảm bảo đầy đủ nên sẽ tiếp tục thực hiện các khuynh hướng cần thiết cho việc bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình (như đã xảy ra ở Ukraine năm 2014), hoặc sẽ hướng đến việc tiếp tục gia tăng ảnh hưởng của mình, ví dụ như ở Syria”- báo cáo của NSA nêu rõ.

“Các nỗ lực này đã giúp cho Tổng thống Nga Putin duy trì được sự ủng hộ của xã hội Nga, bất chấp các điều kiện kinh tế phức tạp và các lệnh cấm vận của phương Tây. Và dường như giới lãnh đạo Nga đang cố gắng thực hiện các biện pháp để kiểm soát chặt chẽ thông tin”- báo cáo của NSA tiếp tục nêu rõ.

Theo NSA, Moscow cũng sẽ tiếp tục sử dụng các giọng điệu chống phương Tây và hệ tư tưởng chủ nghĩa dân tộc để khơi dậy sức mạnh đế chế và sức mạnh tinh thần của dân tộc Nga. NSA thừa nhận rằng hệ tư tưởng của Kremlin, nền chính trị và các cơ cấu chính quyền, sự kiểm soát đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của giới lãnh đạo cũng như đông đảo người dân Nga.

Trong những năm tới, theo NSA, giới lãnh đạo Nga sẽ tiếp tục chống lại “sự tự do hóa theo kiểu phương Tây” vì theo quan điểm của Moscow, chủ nghĩa dự do đồng nghĩa với sự bất ổn và xuống cấp về đạo đức. Giới lãnh đạo Nga sẽ coi các phong trào dân chủ và các cuộc thử nghiệm trong các đợt bầu cử như là chiêu trò của phương Tây nhằm mục đích làm suy yếu trật tự truyền thống và suy yếu nhà nước Nga.

Để tìm lối thoát khỏi sự kiềm chế của phương Tây, Moscow sẽ tăng cường các mối quan hệ với Bắc Kinh nhưng sự hợp tác Moscow – Bắc Kinh có thể bị cản trở bởi Bắc Kinh không muốn bị coi là “người em” của Moscow.

Về chính sách đối ngoại của Nga, NSA cho rằng Nga không ủng hộ chủ nghĩa tự do và không hài lòng với chính sách mở rộng của NATO và Liên minh châu Âu (EU). Nga sẽ tiếp tục thành lập các khu vực đệm ở sát biên giới nước Nga, trong đó có ở Bắc Cực, cũng như bảo vệ “các chính phủ tự trị” trong vùng đệm của mình. Những hành động này của Nga sẽ càng làm cho tâm lý chống Nga gia tăng ở các quốc gia Baltic và một số quốc gia ở Đông Âu, dẫn đến rủi ro xảy ra các cuộc xung đột cũng gia tăng theo.

Moscow sẽ tiếp tục gia tăng hợp tác ở cấp độ quốc tế trong các lĩnh vực mà ảnh hưởng địa chính trị của họ đang được củng cố. Nga cũng sẽ thúc đẩy các vấn đề có ý nghĩa quan trọng với Điện Kremlin như không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Xét về kinh tế, mặc dù nền kinh tế còn có nhiều khó khăn nhưng Nga sẽ vẫn cố gắng giảm thiểu ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu đối với Moscow. Moscow đồng thời sẽ nỗ lực tận dụng sự mâu thuẫn, bất đồng giữa Bắc và Nam Âu, cản trở mối quan hệ giữa châu Âu với Mỹ.

Theo các chuyên gia NSA, Chính phủ của Tổng thống Putin sẽ tiếp tục chú trọng đến vấn đề gia tăng chi phí quân sự và hiện đại hóa lực lượng vũ trang với trọng tâm là kiềm chế chiến lược, ngay cả trong điều kiện nền kinh tế Nga gặp nhiều khó khăn, thậm chí là suy thoái.

Cờ các quốc gia NATO

Nga sẽ tiếp tục phản ứng với sự gia tăng hiện diện quân sự của NATO tại các quốc gia Baltic và Trung Âu. Moscow sẽ vẫn “hết sức nhạy cảm” đối với bất cứ sự liên quan nào của Mỹ vào bối cảnh chính trị trong khu vực không gian hậu Xô Viết- khu vực mà Nga luôn coi là khu vực ảnh hưởng hợp pháp của mình.

Các chiến dịch tấn công mạng của Moscow vẫn thực sự là mối đe dọa ngày càng gia tăng đối với phương Tây. Nga đang thực sự muốn giảm sự phụ thuộc vào các công nghệ của phương Tây và cải thiện các khả năng tiến hành chiến tranh gián tiếp của mình.

Trong bối cảnh vai trò trung tâm của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu vẫn được duy trì, Nga sẽ hướng đến việc sử dụng các nguồn lực khác nhau để lái các chính sách của Mỹ đi theo hướng có lợi cho Nga.

“Nếu như chiến lược trên của Moscow không đem lại hiệu quả thì ảnh hưởng địa chính trị của Nga sẽ từng bước suy giảm và Nga có thể sẽ phải đương đầu với các bất ổn nội bộ. Trong tương lai dài hạn, tham vọng của Moscow sẽ có thể bị cản trở bởi giá dầu thấp, các lệnh cấm vận của phương Tây, năng xuất lao động thấp, các chỉ số nhân khẩu suy giảm và không có khả năng đa dạng hóa các mảng kinh tế công nghệ cao”, báo cáo của NSA nhận định.

Tuy nhiên, báo cáo cũng khẳng định rằng các vấn đề tương tự sẽ không thể làm nước Nga suy yếu mà ngược lại, Nga sẽ tiếp tục tăng cường tính tích cực trên diễn đàn quốc tế. “Người dân Nga đã cho thấy sự quyết đoán của mình trước các khó khăn, thử thách và không có ý định quay lưng với Tổng thống Putin. Khi Điện Kremlin vẫn duy trì được niềm tin của người dân vào sự vĩ đại của nước Nga thì sẽ không có bất cứ cuộc phản kháng (chống chính phủ) nào có quy mô lớn có thể xảy ra ở Nga”- NSA thừa nhận.

Trong đoạn cuối, báo cáo của NSA cũng nhận định rằng trong vòng 5 năm tới, rủi ro nảy sinh các cuộc xung đột vũ trang sẽ đạt cấp độ cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

RELATED ARTICLES

Tin mới