Tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ đối với sáng kiến “vành đai và con đường” và phá vỡ thế bao vây chiến lược để hướng ra biển là những nhân tố then chốt khiến Trung Quốc tích cực làm trung gian hòa giải xung đột Ấn Độ-Pakistan.
Trung Quốc nhiều lần đề xuất hòa giải
Khi tham dự cuộc gặp ngoại trưởng 3 nước Trung-Nga-Ấn tại Ấn Độ ngày 11/12/2017, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đề xuất với phía Ấn Độ về việc làm trung gian hòa giải mâu thuẫn Ấn Độ-Pakistan tại khu vực biên giới Kashmir.
Trung Quốc đã không dưới một lần đề xuất làm trung gian hòa giải cuộc xung đột kéo dài hơn nửa thế kỷ giữa Ấn Độ và Pakistan tại khu vực biên giới Kashmir .
Sau khi xảy ra đụng độ quân sự tại khu vực biên giới Kashmir vào tháng 7/2017 giữa Ấn Độ và Pakistan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trong cuộc họp báo thường kỳ đã nhấn mạnh, Trung Quốc nguyện phát huy vai trò mang tính xây dựng trong việc cải thiện quan hệ Ấn Độ-Pakistan. Tuy nhiên, ngay ngày hôm sau, người phát ngôn Ấn Độ đã tuyên bố, Ấn Độ không chấp nhận vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc.
Trước đó, vào năm 2006, trong chuyến thăm Ấn Độ, Chủ tịch Trung Quốc lúc đó là ông Hồ Cẩm Đào đã đề xuất Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ cải thiện quan hệ Ấn Độ-Pakistan. Trung Quốc không mưu cầu bất cứ tư lợi tại Nam Á, nguyện phát huy vai trò mang tính xây dựng trong thúc đẩy hòa bình và phát triển Nam Á. Đề xuất này của Trung Quốc lúc đó đã được các phương tiện truyền thông Ấn Độ đặc biệt quan tâm.
Trong tháng 11/2008, khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố đẫm máu tại thành phố Mumbai (Ấn Độ), quan hệ Ấn Độ-Pakistan tiếp tục căng thẳng, do phía Ấn Độ cáo buộc cuộc khủng bố này có mối quan hệ với Pakistan. Lúc đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đã gọi điện cho Ngoại trưởng Ấn Độ kiến nghị khôi phục đối thoại giữa chính quyền New Delhi và Islamabad.
Đặc biệt Trung Quốc ngay lập tức cử đặc phái viên Hà Á Phi-Thứ trưởng ngoại giao tới Pakistan tiến hành ngoại giao con thoi. Trong khi đó, Trung Quốc lại hủy chuyến thăm New Delhi vốn được lên kế hoạch sẵn của Thứ trưởng Hà Á Phi. Sau đó tận tới tháng 1/2009, ông Hà Á Phi mới thực hiện chuyến thăm Ấn Độ. Chính hành động này của Trung Quốc đã khiến Ấn Độ thay đổi thái đội, kiên quyết cự tuyệt mọi đề xuất kiến nghị từ phía Trung Quốc.
Ấn Độ không mặn mà
Hơn nửa thế kỷ qua, quan hệ Ấn Độ-Pakistan luôn trong tình trạng lúc nóng lúc lạnh. Xung đột vũ trang giữa hai nước tại khu vực Kashmir dường như chưa lúc nào dừng lại.
Đặc biệt, do Trung Quốc xác định quan hệ với Pakistan là mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược mọi thời tiết. Cấp độ này cao hơn so với mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung Quốc-Ấn Độ. Do đó, Ấn Độ luôn thể hiện sự cảnh giác với mối quan hệ Trung Quốc-Pakistan.
Việc Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến “vành đai kinh tế con đường tơ lụa trên đất liền và con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” (Vành đai và con đường), trong đó lấy đẩy mạnh xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan là một trong điểm.
Ấn Độ cho rằng, việc xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan là xâm hạm chủ quyền Ấn Độ. Bở vì hành lang này xuyên qua phần khu vực Kashmir hiện do phía Pakistan chiếm đóng.
Chính vì vậy, Ấn Độ đã từ chối tham gia sáng kiến “vành đai và con đường” của Trung Quốc. Và đây cũng chính là lý do chính, Ấn Độ không mặn mà với đề xuất làm trung gian hòa giải của Trung Quốc trong cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan tại khu vực biên giới Kashmir.
Ý đồ thực sự của Trung Quốc?
Mặc dù, biết rằng Ấn Độ chắc chắn phản đối lập đề xuất, tuy nhiên, Trung Quốc vẫn quyết tâm đưa ra.
Mục đích thực sự của Trung Quốc là tìm kiếm sự ủng hộ của Ấn Độ đối với sáng kiến “vành đai và con đường”. Ấn Độ nằm ngay cửa ngõ khu vực Ấn Độ Dương. Điều này có tầm quan trọng đối với Trung Quốc trong việc có triển khai thành công sáng kiến “vành đai và con đường” hay không.
Mặt khác, trong bố cục ngoại giao của Trung Quốc, Ấn Độ có vai trò đặc biệt quan trọng. Trọng điểm chiến lược quốc gia của Trung Quốc hiện nay là phá vỡ thế bao vây chiến lược của Mỹ-Nhật tại khu vực phía Đông và phía Nam. Do đó ổn định phía Bắc với Nga và duy trì ổn định phía Tây Nam với Ấn Độ là hòn đá tảng để Trung Quốc tiến ra biển.
Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ La Triệu Huy trong tháng 11/2017 khi phát biểu tại New Delhi đã nhấn mạnh, Trung Quốc có thể thay đổi tên “hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan” và thành “hành lang Chahmer-Kashmir-Nathula hoặc Nepal”, với mục đích giải quyết mối quan tâm của Ấn Độ.
Đối với Trung Quốc, nếu Ấn Độ có thể chấp nhận vai trò hòa giải của Trung Quốc trong cuộc xung đột biên giới Kashmir với Pakistan, điều này không chỉ có lợi cho việc hóa giải mâu thuẫn Ấn Độ-Pakistan. Đồng thời cũng có lợi cho việc đám phán các vấn đề biên giới Trung-Ấn.
Và điều quan trọng hơn là có lợi cho việc thúc đẩy triển khai sáng kiến “vành đai và con đường” của Trung Quốc.