Friday, April 26, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ-Trung tranh giành ảnh hưởng ở Campuchia

Mỹ-Trung tranh giành ảnh hưởng ở Campuchia

Cả Trung Quốc và Campuchia đều tìm kiếm những lợi ích cho riêng mình khi bề ngoài thể hiện quan hệ nồng ấm.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh (thứ hai bên trái) bắt tay một cố vấn Trung Quốc trong lễ tốt nghiệp tại một học viện quân sự ở Kampong Speu hôm 12/3/2015

Trung Quốc có tiền

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã có chuyến công du 5 ngày đến Trung Quốc và nhận được những cam kết hỗ trợ từ phía quân đội Trung Quốc.

Nhân sự kiện này, giới phân tích nhận định trong tương lai gần Campuchia sẽ tiếp tục tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc, trong đó có lĩnh vực quốc phòng. Tuy nhiên, Phnom Penh chưa chắc là bên có lợi nhiều hơn bởi Bắc Kinh đã và đang thực hiện được nhiều ý đồ.

Sự kiện vẫn được giới phân tích và truyền thông quốc tế nhắc lại nhiều lần là việc Campuchia hồi năm 2012 (Camphuchia giữ cương vị nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEAN) được Bắc Kinh cấp cho khoản vay 195 triệu USD để mua 12 chiếc máy bay trực thăng quân sự Z-9 của Trung Quốc. Vào tháng 5/2015, Trung Quốc còn cam kết cung cấp xe tải quân sự, phụ tùng, thiết bị và hóa chất.

Trong lễ khánh thành một tuyến đường do Trung Quốc tài trợ tại tỉnh Kampong Som vào tháng 6/2015, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nói rằng quan hệ Campuchia-Trung Quốc ở mức cao nhất từ trước tới giờ, và cả hai nước đang hướng tới một quan hệ đối tác “toàn diện”. Nguồn vốn ODA của Trung Quốc dành cho Campuchia trong năm 2015 đã tăng lên 140 triệu USD so với mức 100 triệu USD vào năm 2014.
 
Ông Tea Bank xem lô xe quân sự Trung Quốc cấp cho Campuchia hôm 23/5 vừa qua. (Ảnh:
Ông Tea Bank xem lô xe quân sự Trung Quốc cấp cho Campuchia hôm 23/5 vừa qua. (Ảnh: Tân hoa xã)

Ông Tea Banh đã nói về mối quan hệ song phương với Trung Quốc khi nói rằng viện trợ của Trung Quốc không đi kèm những điều kiện ràng buộc và Trung Quốc chưa bao giờ can thiệp vào công việc của Campuchia. Ông từ chối tiết lộ Campuchia sẽ nhận khoản viện trợ bao nhiêu từ chuyến công du mới nhất của ông.

Giới phân tích cảnh báo Trung Quốc đang được lợi nhiều hơn là Campuchia. Trung Quốc cần Campuchia là một đối tác trong khu vực Đông Nam Á, nơi mà sự cạnh tranh giữa Trung Quốc-Nhật Bản và Trung Quốc-Mỹ đang gia tăng. Trung Quốc gần gũi với Campuchia ở Đông Dương và khu vực sông Mekong để củng cố không gian ảnh hưởng của họ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, báo chí Trung Quốc nói thẳng rằng Campuchia là “nước bạn bè chiến lược trung thành nhất của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á”.
 
Nhìn từ góc độ của Campuchia, giới phân tích cũng đã chỉ ra thế khó của nước này khi phải tìm cách cân bằng quan hệ với các nước lớn. Bằng chứng là Campuchia cũng đã tìm cách thắt chặt quan hệ với hai đối thủ của Trung Quốc trong khu vực là Nhật Bản và Mỹ.
 
Sau khi nâng mối quan hệ Campuchia-Trung Quốc lên thành mối quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện” vào tháng 12/2010, Phnom Penh cũng đã nâng cấp mối quan hệ với Tokyo lên thành mối quan hệ “đối tác chiến lược” vào tháng 12/2013.
 
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ khánh thành cầu Tsubasa
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại lễ khánh thành cầu Tsubasa

Mới đây, để khuyến khích việc Nhật Bản quan hệ với Campuchia, Thủ tướng Hun Sen còn ra lệnh in một loại tiền mới có hình cây cầu Tsubasa, được xây bằng nguồn viện trợ của Nhật Bản và được đặt tên theo tiếng Nhật. Động thái này của ông Hun Sen cho thấy tầm nhìn lâu dài của Campuchia là muốn thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản để cân bằng với các mối quan hệ của Campuchia với Trung Quốc.

Trong quan hệ với Mỹ, Campuchia hiện là một trong những nước Đông Nam Á hỗ trợ mạnh mẽ cho cuộc chiến chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) ở Iraq và Syria. Tháng 9/2014, Thủ tướng Hun Sen đã bày tỏ cam kết mạnh mẽ của ông về việc không cho IS trú ngụ tại Campuchia, triệt phá mọi hoạt động tài chính của IS và chia sẻ những thông tin hữu ích với Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức này.

Thủ tướng Hun Sen cũng tỏ ý muốn thắt chặt quan hệ với Washington qua việc gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ chủ xướng nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á.
 
Tướng Pol Saroeun (
Tướng Pol Saroeun (phải), Tư lệnh lục quân Campuchia đónt iếp Tướng Vincent K. Brooks, Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, tại Phnom Penh ngày 20/8/2014

Thực tế thì Trung Quốc hiện đang chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại quốc gia này nhờ mạnh dạn chi tiền và nhanh chân. Điển hình là sự kiện hồi năm 2009, khi Campuchia trục xuất 20 người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ theo yêu cầu của Bắc Kinh. Mỹ đã bày tỏ sự không hài lòng khi khuyến cáo rằng hành động của Campuchia ảnh hưởng tới quan hệ song phương. Sau đó, Mỹ đã quyết định tạm dừng viện trợ 200 xe tải quân sự và xe rơ moóc cho quân đội Campuchia.

Trung Quốc đã không bỏ lỡ cơ hội này khi ngay lập tức tuyên bố cung cấp một khoản viện trợ quân sự cho Campuchia trị giá hàng trăm triệu USD. Hành động của Trung Quốc nhằm gửi một thông điệp tới Washington rằng trong lúc Mỹ gửi các xe quân sự đã qua sử dụng cho Campuchia, Trung Quốc đang muốn gửi một số lượng lớn xe vận tải cùng với quân phục mới cho Campuchia.
 
Tướng Pol Saroeun (
Một chiếc trực thăng Z-9 mua từ Trung Quốc của Quân đội Campuchia bị rơi hồi tháng 7/2014 khiến 4 người tử nạn, trong đó có 2 vị tướng

Trong chuyến thăm Campuchia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào năm 2010, một thông điệp đã được chuyển cho Campuchia rằng nước này không nên phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Campuchia cần phải tìm cách đa dạng hóa nguồn viện trợ, và xây dựng một chính sách đối ngoại độc lập.

 
RELATED ARTICLES

Tin mới