Friday, April 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChuyên gia Nga: Nhật đang hồi sinh ảnh hưởng toàn diện tại...

Chuyên gia Nga: Nhật đang hồi sinh ảnh hưởng toàn diện tại Biển Đông

Tất cả các hành động này của Tokyo đều nhằm mục đích kiềm chế ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Việt Nam là một trong những quốc gia ưu tiên hợp tác của Nhật Bản tại Đông Nam Á. Ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Theo Vladimir Terekhovchuyên gia Nga về khu vực châu ÁThái Bình Dương, các sự kiện trong 2 tháng gần đây khẳng định sự hồi sinh toàn diện của Nhật Bản tại Biển Đông nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.

Tầm quan trọng kiểm soát khu vực này đối với Nhật Bản đã được minh chứng trong hai cuộc chiến tranh thế giới của thế kỷ 20.

Hiện nay, Biển Đông là đầu mối liên kết quan trọng và nhạy cảm của tuyến đường thương mại hàng hải quốc tế, khởi nguồn tại khu vực Vịnh Ba Tư và đi qua Ấn Độ Dương.

Vai trò bảo đảm hoạt động liên tục của tuyến đường huyết mạch này đối với Nhật Bản trở thành vấn đề mang tính sống còn.

Mặt khác, tuyến đường này càng quan trọng hơn sau khi Nhật Bản ngừng vận hành hầu hết các nhà máy điện nguyên tử, điều đó cùng đồng nghĩa với việc Tokyo phải tăng mức phụ thuộc năng lượng vào nhập khẩu hidrocacbon từ mức 70% lên 90%. Trong đó, 90% là nhập khẩu từ khu vực Vịnh Ba Tư.

Tuy nhiên, trước thực trạng hiện nay Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông và Đông Nam Á, Nhật Bản hết sức quan ngại và cho rằng sự hiện diện của Bắc Kinh chính là nguồn thách thức tiềm năng đối với các lợi ích quốc gia của Nhật Bản.

Trung Quốc ngang nhiên nhận vơ, đưa ra khẳng định phi lý rằng “80% diện tích của Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc”.

Chính vì vậy, xung đột song phương vốn đã căng thẳng từ lâu tại Biển Hoa Đông liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Sekaku/ Điếu Ngư bắt đầu lan tỏa sang Biển Đông.

Có cơ cở vững chắc để khẳng định rằng, quá trình gia tăng không gian đối đầu Nhật – Trung trong vấn đề này sẽ không dừng lại và trong thời gian tới nó sẽ phát triển ra cả Ấn Độ Dương.

Cho đến nay, đối sách chính của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại vẫn là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới của Tokyo và đặc biệt là tổ hợp các chương trình hỗ trợ kinh tế cho các nước đang phát triển (ODA), được thực hiện theo kênh tổ chức hợp tác kinh tế.

Trong các tài liệu quy định hỗ trợ trong khuôn khổ ODA trực tiếp nói về việc sử dụng vốn này để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực bảo đảm an ninh và các lợi ích của chính Nhật Bản. Điều quan trọng cần lưu ý rằng, chương trình ODA được thực hiện theo kênh ngoại giao của Nhật Bản.

Tổng nguồn tài chính bảo đảm ODA của Nhật Bản trong những năm gần đây ở mức 15 tỷ USD. Đồng thời, khu vực Đông Nam Á là một trong những đối tác chính nhận hỗ trợ kinh tế của Nhật Bản.

Minh chứng rõ nhất trong thời gian gần đây là vào tháng 4/2015 tại Campuchia đã khánh thành cây cầu quan trọng qua sông Mekong có chiều dài hơn 2km với tổng kinh phí 130 triệu USD do Nhật Bản hỗ trợ vốn trong khuôn khổ ODA. Thủ tướng Campuchia Hunsen gọi việc hoàn thành xây dựng cây cầu này là sự thể hiện “tình hữu nghị bền vững giữa Campuchia và Nhật Bản”.

Hơn nữa, từ viết tắt ODA thường được nhắc đến trong Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 7 trong khuôn khổ “Nhật Bản – các nước sông Mekong” tổ chức ngày 4/7/2015.

Hiệp hội “Vùng Mekong” gồm 5 nước (Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan), trong đó đối với Hiệp hội này việc khai thác con sông lớn của khu vực Đông Nam Á cũng như duy trì sự trong sạch sinh thái của lưu vực song có tầm quan trọng sống còn.

   Chuyên gia Nga: Nhật đang hồi sinh ảnh hưởng toàn diện tại Biển Đông - Ảnh 2

Hỗ trợ ODA là công cụ chính mà Nhật Bản sử dụng để tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc tại Đông Nam Á

Cuộc tranh giành ảnh hưởng đối với các nước này nói riêng và Hiệp hội ASEAN nói chung giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối ngày càng mang tính công khai bất chấp các cuộc tham vấn song phương định kỳ được tổ chức nhằm mục đích hài hòa các nỗ lực tại các nước Vùng Mekong.

Nền tảng cho các cuộc tham vấn này là “Đối thoại chính trị Trung – Nhật tại khu vực Mekong”, trong đó Hội nghị thứ 5 của nó được tổ chức đầu tháng 12/2014.

Hiện nay, sự đối đầu Trung – Nhật đã lộ diện dưới dạng các cuộc đua cạnh tranh số lượng và chất lượng các dự án cơ sở hạ tầng khác nhau (như xây cầu tại Campuchia) đối với 5 nước Vùng Mekong và sau đó thu hút lợi ích cho mình.

Cuối tháng 12/2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tham gia tích cực vào tiến trình tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các nước thành viên Vùng Mekong. Trong Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố về khả năng đầu tư tài chính cho các dự án ở các nước Vùng Mekong với số vốn lên đến 3 tỷ USD.

   Chuyên gia Nga: Nhật đang hồi sinh ảnh hưởng toàn diện tại Biển Đông - Ảnh 3

Nhật Bản đã sửa luật, cho phép triển khai quân đội ở nước ngoài

Hội nghị Thượng đỉnh “Nhật Bản – các nước Vùng Mekong” đã được tổ chức với kết quả thông qua chiến lược hoạt động song phương mới được soạn thảo cụ thể cho 3 năm tiếp theo. Đây được coi là sự thành công hoàn hảo của chiến lược cũ thông qua vào năm 2012 mà trong khuôn khổ của nó Nhật Bản đầu tư 6 tỷ USD theo đường ODA cho các nước Vùng Mekong.

Các nước Vùng Mekong đánh giá cao vai trò của Nhật Bản không chỉ trong kế hoạch giúp đỡ phát triển kinh tế mà còn trong việc củng cố ổn định tại Đông Nam Á. Trong chiến lược mới cũng nói đến sự tin tưởng rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước khu vực. Cơ sở của sự tin tưởng này dựa trên cam kết của Nhật Bản viện trợ cho các nước Vùng Mekong theo đường ODA với tổng số khoảng 6,1 tỷ USD.

Hội nghị Thượng đỉnh mới đây thể hiện sự mong muốn giữ quan điểm chính trị trung lập của đa số các nước Vùng Mekong trong “cuộc chơi” giữa hai cường quốc hàng đầu châu Á và không làm phức tạp thêm tiến trình hợp tác với các nhà tài trợ kinh tế tài chính lớn.

Điểm cần lưu ý, trong chiến lược này không có đề tài quan trọng đối với tất cả các nước Vùng Mekong đó là sự căng thẳng tại Biển Đông liên quan đến các hoạt động xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở một trong những đảo tranh chấp ở đây.

Tuy nhiên, quan điểm của Việt Nam đối với chính sách của Trung Quốc tại khu vực bắt đầu có sự khác biệt rõ rệt so với sự thể hiện trung lập của các nước Vùng Mekong nói chung.

Điều này được thể hiện trong Hội nghị Thượng đỉnh ở Tokyo khi trong cuộc họp báo chung của Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản, ông Shinzo Abe tuyên bố rằng hai nước (Việt Nam – Nhật Bản) thể hiện sự quan ngại nghiêm túc trước việc đơn phương thay đổi thực trạng trên Biển Đông, tuy nhiên ông không đề cập đến nguồn quan ngại trực tiếp của Nhật Bản và Việt Nam.

   Chuyên gia Nga: Nhật đang hồi sinh ảnh hưởng toàn diện tại Biển Đông - Ảnh 4

Sự hiện diện quân sự của Nhật Bản tại Đông Nam Á sẽ gia tăng

Sự bất ổn tình hình trong quan hệ Nhật – Trung nói chung và Đông Nam Á nói riêng có thể và tiếp tục phát triển theo hướng không có lợi vì Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã liên kết vào tiến trình bảo đảm các lợi ích quốc gia. Hiện nay, Nhật Bản đã tiến hành 2 cuộc tập trận quân sự cùng Philippines – một trong những đối thủ cứng rắn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á.

Hơn nữa, với việc Quốc hội Nhật Bản ngày 16/7 vừa qua đã thông qua điều chỉnh luật mới trong lĩnh vực quốc phòng, dự kiến sự hiện diện quân sự của Nhật Bản ở Đông Nam Á nhất định sẽ gia tăng.

Bình luận về các động thái của Nhật Bản trong thời gian gần đây tại Đông Nam Á trong lĩnh vực kinh tế và quân sự, nhà bình luận của tạp chí American Interest khẳng định rằng, tất cả các hành động này của Tokyo đều nhằm mục đích kiềm chế ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới