Saturday, September 7, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTrung Quốc - Trung Đông: Tình bằng hữu nguy hiểm và vụ...

Trung Quốc – Trung Đông: Tình bằng hữu nguy hiểm và vụ lợi

Cùng với chính sách “châu Phi hoá”, Trung Quốc còn tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông, tạo ra nhiều mối lo ngại cho khu vực.

Đặc biệt đối với Iran, quốc gia lâu nay vẫn được Bắc Kinh ưu ái theo kiểu “con dao hai lưỡi”, tờ The Diplomat của Nhật cảnh báo.

Trong khi Mỹ coi chương trình hạt nhân của Iran là mối đe dọa trực tiếp thì Mỹ lại coi sự trỗi dậy và xuất hiện của Trung Quốc ở Trung Đông là “gián tiếp” không kém phần nguy hiểm, nhất là khi hai quốc gia bắt tay, mặc dù cả hai chỉ “bằng mặt mà không bằng lòng”.

Trong thực tế CH Hồi giáo Iran và CHDCND Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) bắt đầu xuất hiện những tình tiết mới, đặc biệt là hậu Chiến tranh lạnh, chính sách thù địch với phương Tây và Mỹ gia tăng, và gần đây khi quốc gia này có tân tổng thống.

Trong chiến tranh Iran- Irắc những năm thập niên 80 ở thế kỷ trước, Trung Quốc đã từng hỗ trợ đắc lực cho Iran và giờ đây còn tiếp tục cung cấp cho Iran sự hỗ trợ về quân sự và hạt nhân, thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại song phương lên “tầm cao mới”, tăng từ 12 tỷ USD năm 1997 lên 28 tỷ USD năm 2009, đưa Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Iran.

Cũng trong thời gian nói trên sự trừng phạt vẫn tiếp tục áp dụng với các công ty năng lượng phương Tây, nên các công ty của Trung Quốc đã nhanh chóng thế chân, đưa doanh số thương mại song phương vượt trên trên 45 tỷ USD.

Trung Quoc - Trung Dong: Tinh bang huu nguy hiẻm va vu loi

Iran, người bạn mới của Trung Quốc

Mặc dù bề ngoài thân thiện nhưng đằng sau chiếc mặt nạ này là mối quan hệ âm mưu và toan tính. Tehran từ lâu đã coi Bắc Kinh như một con dao hai lưỡi, còn Trung Quốc thì lại sử dụng Iran như một con bài, làm đòn bẩy trong giao dịch với Mỹ và sẵn sàng “sang tay” nếu như có lợi.

Ví dụ, do áp lực của Mỹ, Trung Quốc đã ngừng chương trình hỗ trợ hạt nhân cho Iran năm 1997 cũng như ngừng bán vũ khí cho Tehran để làm lành với Mỹ. Con số ngưng giao dịch lên tới 4 tỉ USD mà phía Iran phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

Gần đây, trong khi ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về chương trình hạt nhân của Iran nhưng Trung Quốc lại ngấm ngầm bảo vệ những lợi ích riêng tại Iran. Theo báo cáo của Hội đồng Đại Tây Dương công bố năm 2011, trong số 45 tỷ USD thương mại song phương Trung Quốc – Iran thì có tới 3 tỷ USD được giải ngân.

Ngoài ra, thị trường Iran đang tràn ngập hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, sự kiện này đã tàn phá ngành công nghiệp trong nước, làm cho người dân Iran bất bình, dấy lên làn sóng phản đối, tẩy chay và yêu cầu chính phủ Iran phải vào cuộc để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.

Trung Quoc - Trung Dong: Tinh bang huu nguy hiẻm va vu loi

Hàng hoá giá rẻ Trung Quốc tràn ngập thị trường Iran

Đe doạ phía đông: Afghanistan và Pakistan

Giống như ở Iran, Trung Quốc đã xây dựng một mối quan hệ tương tự tại Afghanistan. Cả Afghanistan, Iran lẫn Trung Quốc đều phản đối sự cai trị của Taliban trong những năm 90 nhưng riêng Trung Quốc còn chơi cả với Taliban phòng khi tổ chức này quay lại nắm quyền.

Mối giao bang giữa Trung Quốc với Pakistan gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, nhất là khi mối quan hệ Islamabad với Washington xấu đi nghiêm trọng.

Đặc biệt là sự hiện diện của người Trung Quốc tại tỉnh Balochistan của Pakistan, nơi Trung Quốc đang thực hiện dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan, đặc biệt là mở rộng cảng Gwadar.

Tuy nhiên trong chừng mực nào đó, nó lại gây ra mối đe dọa cho Iran vì hậu thuẫn cho nhóm khủng bố chống Iran, có tên Jundallah phát triển.

Tóm lại, sự hiện diện của người Trung Quốc tại khu vực này gây bất lợi cả cho Iran lẫn Pakistan lẫn Ấn Độ. Có thể dễ hiểu cảng Gwadar là “chuỗi ngọc trai” béo bở ở Trung Đông mà từ lâu người Trung Quốc đã nhắm tới.

Trung Quoc - Trung Dong: Tinh bang huu nguy hiẻm va vu loi

Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại phía đông qua dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan

Trung Quoc - Trung Dong: Tinh bang huu nguy hiẻm va vu loi

Đe doạ phía bắc: Trung Á

Lợi ích của Trung Quốc và Iran còn liên quan đến vùng Trung Á. Sự sụp đổ của Liên Xô đầu thập niên 90 đã tạo thuận lợi cho cả Iran lẫn Trung Quốc cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, giúp các quốc gia này mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Trung Quốc nuôi tham vọng thay thế Nga, thậm chí cả Mỹ tại khu vực Trung Á.

Trong 10 năm trở lại đây, Trung Quốc không ngừng mở rộng kinh tế, chính trị và quan hệ an ninh tại một khu vực Trung Á này. Bắc Kinh hiện đang ngày càng thâm nhập xâu vào khu vực thông qua mạng lưới các mối quan hệ song phương và các tổ chức đa phương như SCO.

Nhiều chuyên gia Trung Á cho rằng Trung Quốc đã thay thế Nga trong khu vực. Tuy nhiên, cả Iran lẫn Trung Quốc đều gờm các tổ chức cực đoan khủng bố Hồi giáo, đặc biệt khi các tổ chức này cấu kết với các tổ chức cực đoạn tại Tân Cương.

Về lợi ích năng lượng của Trung Quốc và Iran ở Trung Á lại có sự mâu thuẫn. Bằng cách xây dựng một loạt các đường ống dẫn dầu và đường sắt, như hành lang Kazakhstan – Turkmenistan – Iran – Iran đã giúp Trung Quốc khẳng định vị trí của mình tại khu vực Trung Á và Vịnh Ba Tư.

Bằng cách tiếp cận Vịnh Ba Tư và quốc gia Trung Á Trung Quốc ky vọng sẽ cung cấp khí hóa lỏng sang châu Âu và châu Á mà không cần phải đi qua Nga.

Trung Quoc - Trung Dong: Tinh bang huu nguy hiẻm va vu loi

Trung Quốc nuôi tham vọng thay thế Nga, thậm chí cả Mỹ tại khu vực Trung Á

Trung Quoc - Trung Dong: Tinh bang huu nguy hiẻm va vu loi

Đe doạ phía tây: Vịnh Ba Tư

Mối quan hệ của Trung Quốc với khu vực biên giới phía tây của Iran như Iraq và Trung Đông, thường xuyên nóng bỏng. Đơn giản, Vịnh Ba Tư là khu vực quan trọng nhất đối với cả Trung Quốc lẫn Iran.

Bắc Kinh đây là cái “rốn” dầu mà Trung Quốc cần tiếp cận. Theo Viện Brookings, năm 2011 Trung Quốc nhập khẩu 2,9 triệu thùng dầu mỗi ngày (bpd) từ khu vực này, chiếm 60% lượng dầu nhập khẩu chung của cả Trung Quốc.

Mặc dù Bắc Kinh sẽ cố gắng để giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông, nhưng trong nhiều thập kỷ tới điều này vẫn chưa làm được. Dự kiến dầu nhập khẩu của Trung Quốc ​​sẽ tăng hơn gấp đôi từ 2,9 bpd trong năm 2011 lên 6,7 bpd vào năm 2035.

Vào thời điểm này khu vực Ba Tư vẫn chiếm tới 54% thị phần dầu nhập khẩu của Trung Quốc. Đối với Iran, việc tiêu thụ dầu Vịnh Ba Tư còn liên quan đến chính sách đối ngoại.

Mối quan hệ láng giềng của các nước trong khu vực suy yếu nên buộc Iran phải tìm cho mình một đồng minh mới, trong đó có Trung Quốc, nhưng ngay từ khi có sự hiện diện của người Trung Quốc ở miền nam Iraq đã làm cho Iran nghi ngờ về mối quan hệ tay ba này.

Bằng cách xây dựng ngành công nghiệp dầu mỏ của Iraq, Trung Quốc hy vọng sẽ giúp Iraq chống lại sự “vượt mặt” của Iran nhưng Bắc Kinh lại không muốn “xuất đầu lộ diện”, nhất là khi Iraq đã vượt Iran, trở thành nước sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC.

Bắc Kinh coi Vịnh Ba Tư là cái “rốn” dầu mà Trung Quốc cần tiếp cận

Kết luận:

Trong khi Iran coi Mỹ là mối đe dọa an ninh lớn nhất trong tương lai gần. Và khi Mỹ muốn thu hẹp sự hiện diện tại Trung Đông, khả năng tái thiết lập quan hệ mối quan hệ mới với Iran thì sự “bành trướng” của Trung Quốc tại Trung Đông ngày càng “bành trướng”, trở thành mối đe doạ nguy hiểm, dài kỳ đối với các quốc gia trong khu vực, nhất là Iran.

Mỹ chắc chắn sẽ chia sẻ mối quan tâm của họ với Iran về sự đe dọa này. Song, cũng phải nói thêm rằng, dù có xảy ra hay không, thì sự có mặt của Trung Quốc ở Trung Đông sẽ làm tăng mối lo ngại cho Iran cũng như các quốc gia trong khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, muốn thành cường quốc vượt Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới