Sunday, May 19, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ thao túng châu Phi nhằm sở hữu nguồn tài nguyên lục...

TQ thao túng châu Phi nhằm sở hữu nguồn tài nguyên lục địa đen

Hơn một nửa trữ lượng cobalt trong pin điện thoại và xe điện toàn cầu, từ 66.000 đến 123.000 tấn sản xuất trong năm 2016, có nguồn gốc từ một quốc gia châu Phi. Trung Quốc còn thao túng vũ đài chính trị lục địa đen nhằm duy trì vị thế sở hữu độc tôn các nguồn tài nguyên mỏ, theo Lowy Institute.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã củng cố vị thế thống trị trên khắp châu Phi bằng cách thay thế phương Tây, trở thành một đối tác thương mại hàng đầu, nhà đầu tư, người cho vay và là chủ nợ của các quốc gia châu Phi.

Trung Quốc thường xem các cấu trúc quan hệ này như một ví dụ về “tình đoàn kết giữa các quốc gia đang phát triển”. Tuy nhiên, trụ sở của Liên mình châu Phi do Trung Quốc xây dựng đã phủ một bóng đen với lập trường không can thiệp đầy cứng rắn của Bắc Kinh.

Châu PhiSáu năm trước, tháng 1/2012, Liên minh Châu Phi đã khánh thành trụ sở mới tại Addis Ababa, Ethiopia. Tòa nhà trị giá 200 triệu USD này được tài trợ và phần lớn được xây dựng bởi Trung Quốc, thậm chí sử dụng vật liệu xây dựng được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Những mối lợi gây mờ mắt và sự hào phóng của một đồng minh

Phương Tây thường gây áp lực đối với các thể chế của châu Phi để các quốc gia tại lục địa này đổi lấy sự tiếp cận tài chính và viện trợ. Trong khi đó, Trung Quốc mang lại ngay những lợi ích hào phóng trước mắt tới các lãnh đạo châu Phi, đây là phương thức gây tác động có tính điển hình của Bắc Kinh.

Không nơi nào sự phức tạp của bàn tay Trung Quốc được thể hiện rõ rệt hơn tại Congo. Tổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila được đào tạo tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc ở Bắc Kinh và là một đồng minh đáng tin cậy của Trung Quốc. Nhiều công cụ được sử dụng trong bộ máy an ninh của ông ta được Bắc Kinh cung cấp.

Trung Quốc hào phóng cũng tạo ra các cơ hội cho tham nhũng hoành hành. Một bài viết của Huffington Post so sánh giống như mang đến chất đốt, các doanh nghiệp Trung Quốc thổi bùng tham nhũng trên khắp châu Phi.

Tờ báo dẫn chứng từ cáo buộc về việc trả các khoản “màu mỡ” cho các quan chức tham nhũng tại Congo nhằm xâm nhập trái phép vào các khu rừng nhiệt đới được bảo vệ, cho tới  việc chi cho các quan chức của Đảng Cộng hòa nước này một khoản lên tới 350 triệu USD để thông qua dự án khai khoáng có tên Sicomines.

Châu PhiTổng thống Cộng hòa Dân chủ Congo Joseph Kabila. (Ảnh: Newz)

Trò chơi quyền lực tuyệt vọng của Tổng thống Congo Kabila

Tổng thống Kabila lên cầm quyền từ năm 2001, tích lũy một gia tài cho gia đình và các đồng minh với cái giá phải trả là tài nguyên của đất nước và lòng thù hận của dân chúng.

Một cuộc điều tra của Nhóm Nghiên cứu Congo năm ngoái tiết lộ, Tổng thống Congo và anh em của ông ta là đầu não của một trang web ma danh nghĩa một công ty với doanh thu hàng trăm triệu đô la và nắm giữ lượng cổ phần đáng kể trong lĩnh vực khai thác mỏ.

Một cuộc điều tra khác của tổ chức Global Witness cho thấy 1/5 doanh thu khai thác mỏ của đất nước – 750 triệu USD – đã biến mất bởi tham những giữa 2013 – 2015. 

Tổng thống Kabila đã cố hết sức để tiền chảy vào túi riêng, với các cuộc bầu cử quốc gia trong năm 2005 và 2011 tạo ra một kết quả gây tranh cãi trên diện rộng.

Theo hiến pháp, lẽ ra Tổng thống Kabila đã phải rời vị thế từ năm 2016. Thay vào đó, ông ta đã đưa ra những khó khăn để giải quyết các vấn đề hậu cần và những ràng buộc ngân sách nhằm trì hoãn cuộc bầu cử mới vô thời hạn.

CongoJoseph Kabila đã bị buộc tội cố gắng mở rộng quy định luật khi đang cầm quyền nhằm đứng vững trong nhiệm kỳ thứ ba. (Ảnh: Getty)

Bên trong đất nước, việc chiếm giữ quyền lực của ông Kabila đã gây ra những cuộc biểu tình hàng loạt và một bầu không khí bất ổn đang gia tăng.

Tuy nhiên, mỗi một cuộc biểu tình đều thấy lực lượng an ninh nhắm vào mục tiêu dân thường và không bị trừng phạt. Các lực lượng của Kabila đã giết chết nhiều người biểu tình trong cuộc biểu tình được tổ chức bởi Giáo hội Công giáo vào cuối tháng Giêng.

Điều này dẫn tới bối cảnh khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, với 4 triệu người phản di dời bởi xung đột vũ trang với các nhóm nổi loạn và số lượng tăng vọt bởi dịch tả.

Châu PhiNgười Công giáo Congo hát và nhảy trong một cuộc biểu tình kêu gọi Tổng thống Joseph Kabila từ chức ngày 31/12/ 2017 tại Kinshasa. (Ảnh: John Wessels, AFP)

Bất ổn cũng đã tạo ra một tình huống đe dọa gây nguy hiểm cho lợi ích của Trung Quốc. Cộng hòa Congo là một nhà cung cấp cobalt không thể thiếu của Trung Quốc – nước sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới và thị trường xe điện lớn nhất thế giới. Nếu khủng hoảng chính trị của người Congo gây mất ổn định đất nước, nó có thể làm gián đoạn nguồn cung cobalt sống còn của Trung Quốc.

CongoMangan chứa colban bên trong, trong tay của một thợ mỏ tại Rubaya, North Kivu, Cộng hòa Congo. (Ảnh: Erberto Zani)

Các đảng đối lập tại Congo hy vọng áp lực quốc tế sẽ buộc Tổng thống Kabila cho phép tự do và công bằng bầu cử. Một người đáng ngại với Kabila và được ưa thích là Moïse Katumbi, thống đốc lâu năm của tỉnh Katanga và là một kiến trúc sư trong phát triển kinh tế khu vực, được tôn trọng trong ngành công nghiệp khai thác mỏ nhưng hiện đang hoạt động lưu vong giữa các cuộc đàn áp đang diễn ra. Với sự bất ổn chính trị tại Congo, liệu Trung Quốc và mô hình thay đổi chính sách đối ngoại sẽ giữ vai trò điều hướng các sự kiện trên vũ đài Congo.

CongoHơn 20 người thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng anninh tại thủ đô Kinshasa của Congo. (Ảnh: rockcityfmradio)

Một bài kiểm tra người Congo để Trung Quốc thay đổi chính sách

Bắc Kinh dường như gây áp lực tích cực hơn cho các đối tác châu Phi. Tại Zimbabwe, nơi đồng minh lâu đời của Trung Quốc, cựu Tổng thống Robert Mugabe đã bị truất quyền, và phía sau là sự hỗ trợ ngầm từ Bắc Kinh. Người kế nhiệm Emmerson Mnangagwa cũng có một chuyến thăm tới Trung Quốc.

Nếu đúng, điều này báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách không can thiệp của Trung Quốc tại lục địa đen, và có thể cho thấy một sự sẵn sàng đảm nhận vai trò người chi phối các chức tước quan trọng tại khu vực, nếu những người đứng đầu chính phủ các quốc gia châu Phi đi quá sự cho phép và trở thành mối hiểm họa kinh doanh, Bắc Kinh có thể sẽ can thiệp, theo nhận định của nhà báo Frederick Juo đăng tải trên Lowy Institute.

Mối e ngại được đặt ra, nếu Trung Quốc cho rằng nhiệm kỳ của Kabila trở nên quá tốn kém cho chính lợi ích sống còn của họ, liệu họ sẽ cắt giảm hỗ trợ và kêu gọi phương Tây hạ bệ ông ta?

Trung Quốc thao túng châu PhiMột đường hầm mới tại mỏ Mudere, Rubaya, North Kivu, Congo. Bức ảnh có tên “War for Minerals” (Chiến tranh khoáng sản) được chụp bởi nhiếp ảnh gia Erberto Zani về những người khai thác coltan, mangan và các kim loại quý hiếm khác tại Cộng hòa Dân chủ Congo.

Chính sách ‘Xuất ngoại’

Trở về trước, trong năm 1999, đảng cầm quyền Trung Quốc tuyên bố một chính sách có tên “Go Out” (xuất ngoại) khuyến khích các doanh nghiệp nội địa đầu tư ra nước ngoài, các doanh nhân Trung Quốc đã làm điều đó. Hàng ngàn người Trung Quốc nhập cư vào châu Phi.

Tại các quốc gia đang phát triển như Congo, các gia đình Trung Quốc đã mở các doanh nghiệp nhập khẩu, cửa hàng điện tử, mạng lưới phân phối dược phẩm, nhà hàng…

Khi giá trị của đồng, cobal, và các khoáng sản khác tăng cùng với nhu cầu thiết bị điện tử trên toàn thế giới vào đầu những năm 2000, hàng chục công ty nhỏ của Trung Quốc đã mở cửa hàng tại tỉnh Katanga của Congo để mua và chế biến khoáng sản do các thợ mỏ khai thác.

Thương mại hàng năm của Trung Quốc với châu Phi đã tăng lên 166 tỷ USD, khiến Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại song phương lớn nhất khu vực này.

Châu PhiMột lao đông hầm mỏ, trèo qua một mỏ cobalt và đồng tại Kawama, Congo, tháng 6/ 2016. (Ảnh: thedawn-news)

Congo là quốc gia sở hữu gần một nửa trữ lượng cobalt của thế giới, và có nguồn cung quặng đồng đáng kể. Giá trị khoáng sản thô tại khu vực này có thể lên tới 24 nghìn tỷ USD. Giá trị này còn đang tăng lên theo thời gian, một thập kỷ trước, một tấn đồng có thể thu được 1.700 tỷ USD, ngày này là 8.000 USD.

Những khoáng chất hấp dẫn này là điều khiến 2 công ty Trung Quốc đã thực hiện một thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử Congo, đó là dự án Sicomines.

Châu PhiCựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma và cựu Phó Tổng thống Kgalema Motlanthe trong một bữa trưa với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân. (Ảnh: GovernmentZA/Flickr]

Dự án Sicomines liên doanh giữa công ty Trung Quốc với công ty khai thác mỏ của chính phủ Congo để trích xuất 6,8 triệu tấn đồng và 427.00 tấng cobal trong 25 năm.

Với mức giá hiện tại, chỉ riêng đồng sẽ có giá trị 54 tỷ USD, gần 3 lần mức GDP của Congo. Đổi lấy khoáng sản, các công ty Trung Quốc chi 3 tỷ USD để xây dựng đường xá, bệnh viện và trường đại học tại Kinshaha và khắp Congo.

Đổi  hàng lấy hàng là một phần kết hợp viện trợ phát triển và nhượng bộ khoáng sản trong một thỏa thuận trọn gói, một mô hình kinh doanh mà người Trung Quốc đang nhân rộng trên khắp lục địa châu Phi, theo Pulitzer Center.

RELATED ARTICLES

Tin mới