Sunday, May 19, 2024
Trang chủĐàm luậnMỹ được coi: " Nơi phá hủy của cải toàn cầu"

Mỹ được coi: ” Nơi phá hủy của cải toàn cầu”

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/8 đã quyết định áp thuế quan bổ sung 10% lên các mặt hàng Trung Quốc có tổng kim ngạch nhập khẩu 200 tỷ USD vào Mỹ. Ngày 18/9 Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc triệu tập phiên họp khẩn để thảo luận về phản ứng của Trung Quốc đối với Mỹ.

 

Mọi việc đã rõ ràng. Mỹ chính thức áp thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đưa cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung lên một cấp độ mới. Đáp trả, Bắc Kinh khẳng định sẽ cho Mỹ một bài học tương xứng.

Về sự trừng phạt này ông Trump tuyên bố: “Suốt nhiều tháng qua, chúng tôi đã hối thúc Trung Quốc thay đổi các chính sách không công bằng cũng như cần đối xử công bằng và “có qua có lại” với các công ty của Mỹ. Chúng tôi đã chỉ rõ cần những thay đổi gì và cho Trung Quốc cơ hội để đối xử công bằng hơn với chúng tôi. Rất tiếc, Trung Quốc không cho thấy thiện chí sẵn sàng thay đổi các chính sách này…Là Tổng thống, tôi có trách nhiệm phải bảo vệ lợi ích của những người công nhân, nông dân, các chủ trang trại, các doanh nghiệp và nước Mỹ. Chính quyền của tôi sẽ không “làm ngơ” khi những lợi ích này bị xâm phạm”.

Như vậy, sau vòng áp thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa và kim loại nhập khẩu của Trung Quốc, vòng áp thuế mới nhất hôm 18/9 có hiệu lực với hơn một nửa hàng hóa Trung Quốc khi vào thị trường Mỹ.

Mức thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 24/9 và mức thuế 25% sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/2019. Mục đích của việc trì hoãn áp thuế là để phần nào giúp cho các doanh nghiệp Mỹ có thời gian thích nghi với chuỗi cung ứng của họ. Trong vòng đầu, Mỹ đã áp thuế với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào hàng hóa công nghiệp nhưng vòng áp thuế ngày 17/9 bao gồm cả một lượng lớn hàng hóa tiêu dùng.

So với danh sách ban đầu được công bố vào tháng 7/2018, danh sách hàng hóa bị áp thuế đã có một vài thay đổi. Có khoảng 300 mặt hàng bị đánh thuế đã được cắt giảm khỏi danh sách này, bao gồm có các đồ điện tiêu dùng như đồng hồ thông minh, chất hóa học công nghiệp, sản phẩm bảo bộ như mũ bảo hiểm xe đạp, thiết bị an toàn cho trẻ em.

Động thái này củng cố thêm những cam kết của ông Trump về cuộc chiến thương mại mặc dù gần đây, Bộ Tài chính Mỹ đã nỗ lực đàm phán với Bắc Kinh. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này vẫn không có hiệu quả, cho dù Mỹ đã phát đi những tín hiệu rõ ràng về việc Trung Quốc cần làm gì để thay đổi các mức thuế.

Phản ứng trước những cú ra đòn của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ đáp trả “đòn tấn công” của ông Trump bằng cách áp thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khoảng 85 – 95% hàng nhập khẩu Mỹ vào Trung Quốc sẽ bị áp thuế trong cuộc chiến tranh thương mại này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố: “Các tranh cãi về thương mại không có lợi cho bất kỳ ai. Chúng tôi luôn cho rằng biện pháp đúng đắn duy nhất để giải quyết những tranh cãi về thương mại là qua đối thoại và đàm phán trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau”.

Mặc cho Truyền thông Trung Quốc lên án, coi Mỹ là “hố đen phá hủy của cải toàn cầu”, chính quyền Tổng thống Trump đã bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại với cáo buộc Trung Quốc trộm cắp sở hữu trí tuệ. Wasinghton cho rằng, việc áp thuế này là cần thiết để gây sức ép buộc Bắc Kinh phải thay đổi các chính sách kinh tế và bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc.

Theo ước tính của các nhà kinh tế, việc áp thuế sẽ làm tăng giá cả với cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng Mỹ, dẫn đến giảm các quỹ đầu tư lớn, sức mua của người tiêu dùng, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới