Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNghiên cứu Việt NamCuộc chiến 2/1979: Lính TQ không biết chiến đấu vì cái gì

Cuộc chiến 2/1979: Lính TQ không biết chiến đấu vì cái gì

Có cựu binh Trung Quốc đã từng thừa nhận, trong cuộc chiến năm 1979, họ không hiểu được mình đã đổ máu vì cái gì, để đạt mục đích gì!


Trung Quốc tung hô chiến thắng nhưng lòng đầy cay đắng

Suốt 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc, mỗi năm giới truyền thông Trung Quốc đều có đến 600-800 bài báo viết về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 02 năm 1979.

Mặc dù đông đảo các chính khách và học giả các nước đều nhận định, cuộc chiến năm 1979 là “Chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam” và “Trung Quốc đã thất bại thảm hại”, nhưng từ lịch sử cho đến văn học Trung Quốc đều viết theo một nội dung được định hướng sẵn là “Bắc Kinh chỉ tự vệ trước Hà Nội” và “Trung Quốc là người chiến thắng”, khiến một bộ phận lớp trẻ nước này hiểu sai lệch về bản chất của cuộc chiến.

Tuy nhiên, theo thời gian, sự thật đã được làm sáng tỏ. Lịch sử là một dòng chảy khách quan và bất tận, không thể dễ dàng như xé bỏ một trang viết này hay viết lại một trang kia.

Những tài liệu nội bộ của Bắc Kinh bị rò rỉ, được giới học giả và chính các cựu quan chức Trung Quốc công bố trong thời gian gần đây đã phơi bày sự thật về “sự chính nghĩa” và “chiến thắng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc”.

 Không chỉ những học giả nước ngoài mà ngay cả trong giới chức lãnh đạo của nước này như Đặng Tiểu Bình, Diệp Kiếm Anh…, tuy bề ngoài vẫn tuyên bố là “chiến thắng”, “đạt mục đích đề ra” nhưng trong nội bộ cũng đã buộc phải thừa nhận thất bại cay đắng của quân đội Trung Quốc.

Theo bản dịch bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình trong hội nghị quân chính nội bộ ngày 16/3/1979, của ông Dương Danh Dy (nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ 1993 đến 1996) dịch vào năm 2011, Đặng Tiểu Bình đã bày tỏ thái độ “rất không hài lòng” về kết quả yếu kém của cuộc chiến tranh xâm lược.

Đặng Tiểu Bình chỉ trích gay gắt các quan chức chính quyền và các lãnh đạo quân đội: “Đánh lần này vũ khí, quân số đều gấp mấy lần Việt Nam. Chiến đấu ở Cao Bằng chí ít là 5 đánh 1, 6 đánh 1. Chiến đấu ở Lạng Sơn, Lào Cai cũng đều gấp mấy lần, thậm chí 6 đánh 1, 7 đánh 1…” nhưng “…thương vong của chúng ta gấp 4 lần so Việt Nam, thần thoại của chúng ta đã bị hủy diệt” (ý nói về uy thế của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc).

Theo Giáo sư Đại học Harvard Ezra Feivel Vogel viết trong cuốn “Thời đại Đặng Tiểu Bình” do Nhà xuất bản Đại học Trung Văn Hồng Kông xuất bản, Đặng bị nhiều Ủy viên Quân ủy Trung ương phản đối, bao gồm cả nhà lãnh đạo Hoa Quốc Phong, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đại tướng Túc Dụ, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội.

Trong bài viết “Có phải hành động ‘trừng phạt’ của Trung Quốc thất bại hay không?”, được xuất bản tháng 4/2013, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cũng xác nhận thái độ bất đồng của Hoa Quốc Phong, lãnh đạo cao nhất Trung Quốc, với Đặng Tiểu Bình.

Nguyên soái Diệp Kiếm Anh (lúc đó là Chủ tịch nước-Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, tức nhân vật số 2 của Trung Quốc) vốn đã bất bình nói rằng: “Diễu võ dương oai đánh Việt Nam thì được gì? Không khác gì Gia Cát Lượng Bắc phạt Tư Mã Ý, đánh vào nơi nào và làm sao đánh thắng được?”.

Ông Diệp còn cho rằng, Trung Quốc không thể đánh thắng một đội quân cơ động ngay trong nhà của họ và chỉ trích “Mỹ muốn báo thù Việt Nam bằng máu Trung Quốc. Không được dùng máu của người Trung Quốc để phục hận cho người Mỹ…”

Ông Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) đã thừa nhận trong hai cuốn sách “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục” rằng, ngay cả Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao Trung Quốc phải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Còn Thượng tướng Trần Tích Liên, nguyên Tư lệnh Lực lượng pháo binh, nguyên Tư lệnh Đại Quân Khu Thẩm Dương, nguyên Tư lệnh Đại Quân khu Bắc Kinh, nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc đã chỉ trích kịch liệt cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc năm 1979.

Thượng tướng Trần Tích Liên là một trong số lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội Trung Quốc cũng phải thừa nhận chiến xâm lược Việt Nam năm 1979 đã thất bại thảm hại, trong cuốn sách “Trong nội bộ Đảng cần để mọi người phát biểu, nói lên sự thực” xuất bản tháng 1/1988.

Ông này tuyên bố, nên tránh tung hô thái quá, thực sự trung thực trong tuyên truyền, phải thực sự cầu thị khi tổng kết các chiến lệ trong chiến tranh, tránh tâng bốc, không được sợ lãnh đạo mà không dám nói và cũng không nên nể người đã mất (Hứa Thế Hữu chết năm 1985) mà bỏ qua không nói.

“Nếu nói tuyến phía Đông trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, thì Hứa Thế Hữu là tên điên, là kẻ làm càn, mê muội, nói vậy có đồng chí nào phản đối không? Ba quân đoàn, mười mấy sư đoàn, 60% là bộ binh cơ giới, khi đột phá trung tâm thì một tuyến phòng ngự cũng không có, để cuối cùng bị phản kích đánh cho thảm hại”.

 Vị thượng tướng này bức xúc nói: “Đây gọi là tác chiến kiểu gì? Là cuộc chiến dốt nát, là cuộc chiến ngu xuẩn, là cuộc chiến điên rồ, lính chết đầy ra đấy nhưng không ai dám kêu oan”.
  

Binh lính Trung Quốc không hiểu mình chiến đấu vì điều gì (Ảnh: Tù binh Trung Quốc và dân quân Việt Nam tại Cao Bằng ngày 26/2/1979)

Những lời nói đầy cay đắng của viên tướng này mới chính là sự thật về “thắng lợi” mà nội bộ Trung Quốc đã từng nói đến.

Sự hoài nghi về mục đích của cuộc chiến không chỉ tồn tại ở thời điểm đó mà nó đã đeo đẳng các cựu binh Trung Quốc gần một phần tư thế kỷ sau, về “Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi” hay “Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc” hoặc “Một cuộc chiến không thể hiểu được mục đích”.

Trung Quốc không thể che dấu nhân dân nước mình

Một số học giả đã đúc kết rằng, việc tuyên truyền rùm beng về “cuộc chiến phản kích tự vệ” và “chiến thắng vĩ đại” của quân đội nước này, Trung Quốc đã che dấu mục đích thực sự của cuộc chiến đối với nhân dân nước mình.

Mặc dù bị định hướng bằng 600-800 bài viết mỗi năm về “Cuộc chiến Phản kích Tự vệ”, với nội dung na ná giống nhau về cuộc chiến tranh chống “Tiểu bá Việt Nam”, nhưng Dư luận Trung Quốc vẫn bày tỏ sự nghi ngờ về mục đích thật sự của cuộc chiến, về những thất bại kinh hoàng mà họ phải gánh chịu mà không biết nguyên nhân.

Những cựu binh Trung Quốc và những người có lương tri đã nghĩ rất khác với chính quyền về giá trị và mục đích của cuộc chiến tranh năm 1979.

Một cựu binh Trung Quốc đã cay đắng viết rằng, trái ngược với cảnh hàng ngũ trùng điệp những chàng trai Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến lúc ban đầu, hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ được xây dựng san sát trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam Trung Quốc, sau khi cuộc chiến kết thúc. Nhưng khủng khiếp hơn là phần lớn những người ngã xuống đã không biết mình đổ máu vì cái gì, cuộc chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

Một cựu binh khác thừa nhận rằng, nếu so với các cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh giải phóng [Trung Quốc], từ thời điểm đó đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn chưa giải thích công khai, rõ ràng về nguyên nhân gây chiến với Việt Nam.

Phần lớn binh lính và sĩ quan cấp thấp đều không hiểu rõ mục đích của cuộc chiến tranh, không biết họ hy sinh để đạt được mục đích gì. Những thắc mắc đó họ đã không thể nói ra vào thời điểm đó.

RELATED ARTICLES

Tin mới