Monday, May 20, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaLàn sóng tẩy chay yếu tố TQ trong Tổ chức Y tế...

Làn sóng tẩy chay yếu tố TQ trong Tổ chức Y tế thế giới lan rộng và phản ứng của các bên

Tiếp sau những cáo buộc, chỉ trích trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để lây lan bệnh dịch Covid-19 trên thế giới, hiện đang có thêm làn sóng yêu cầu điều tra Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và mối quan hệ của tổ chức này với Bắc Kinh, thu hút sự chú ý của dư luận.

Toàn bộ các nước thành viên WHO nhất trí điều tra

Ngày 19/5, các nước thành viên WHO đã nhất trí tổ chức một cuộc điều tra độc lập về phản ứng của WHO với Covid-19, trong bối cảnh Mỹ ngày càng chỉ trích cơ quan Liên hợp quốc này về cách xử lý đại dịch. Cụ thể, tại cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) và cũng là cuộc họp trực tuyến đầu tiên như vậy, các quốc gia đã nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi tiến hành một “cuộc đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện” về phản ứng toàn cầu với Covid-19, bao gồm một cuộc điều tra về các hành động của WHO và “các tiến độ của họ gắn với đại dịch Covid-19”.

Không quốc gia nào trong số 194 nước thành viên của WHO gồm Mỹ – phản đối dự thảo nghị quyết này. Bản dự thảo nghị quyết được Liên minh châu Âu đưa ra, đại diện cho hơn 100 quốc gia, trong đó có Australia, Nhật Bản, Trung Quốc. Bà Keva Bain, Đại sứ Bahamas và hiện là Chủ tịch của WHA, tuyên bố “Liệu Đại hội đồng Y tế thế giới có sẵn sàng thông qua dự thảo nghị quyết như đã đề xuất hay không? Vì tôi không nhận được yêu cầu phát biểu ý kiến nào, tôi chấp nhận rằng không có sự phản đối và vì vậy dự thảo nghị quyết được thông qua”. Nghị quyết được thông qua sau khi Tổng thống Donald Trump cuối ngày 18/5 dọa sẽ rút Mỹ khỏi WHO. Ông cáo buộc WHO đã làm hỏng phản ứng toàn cầu với Covid-19 và nói rằng WHO là “con rối của Trung Quốc’.

Mối liên quan đến những cáo buộc TQ gây ra đại dịch

Các ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào cuối năm 2019. Sau đó nhiều ca nhiễm được ghi nhận bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, rồi xuất hiện khắp các châu lục như châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Tính đến chiều tối 19/5, trên toàn cầu đã có 4,9 triệu ca nhiễm, hơn 320.600 ca tử vong và hơn 1,9 triệu ca hồi phục. Đến nay, Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất. Thời gian qua Mỹ và Trung Quốc đã lời qua tiếng lại liên quan tới nguồn gốc của Covid-19, khiến căng thẳng hai nước tăng cao. Tuy nhiên, nghị quyết điều tra về đại dịch trên không đề cập cụ thể tới Trung Quốc hay thành phố Vũ Hán.

Phản ứng của Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18/5 cho biết nước này ủng hộ “đánh giá toàn diện” về phản ứng toàn cầu trước dịch bệnh sau khi đã kiểm soát được dịch. Theo ông Tập Cận Bình, cuộc điều tra nên chú trọng vào việc rút kết kinh nghiệm và cải thiện những thiếu sót. Theo Hãng tin Reuters, trong cuộc họp báo trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói phần lớn các nước trên thế giới cho rằng dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, do đó sẽ là quá sớm để ngay lập tức mở cuộc điều tra lúc này. Bắc Kinh đã nhiều lần nêu quan điểm các nhà nghiên cứu vẫn chưa khẳng định được nguồn gốc của virus corona và thậm chí còn đề cập khả năng chủng virus này có thể bắt nguồn từ một nơi khác, không phải ở Vũ Hán.

Trung Quốc cũng đang chịu sức ép từ việc một liên minh do Mỹ dẫn đầu đang ra sức vận động giúp Đài Loan có được một ghế quan sát viên tại WHA. Trong suốt thời gian chuẩn bị hướng tới hội nghị, Trung Quốc đã nhiều lần quy kết các nước thành viên đã chính trị hóa cuộc họp của WHA khi vận động hành lang cho tư cách quan sát viên của Đài Loan bất chấp phản đối của Trung Quốc. Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 17/5 phát đi bản tin nói “Mỹ và các nước khác” cứ nhất định thảo luận về những đề xuất liên quan tới Đài Loan chỉ vì mục đích duy nhất: chính trị hóa các vấn đề y tế và đạt được lợi ích của họ dẫn tới việc “bắt cóc” WHA và gây tổn hại cho sự hợp tác toàn cầu. Những tháng qua, trong khi dư luận chỉ trích Trung Quốc ngày càng tăng trên thế giới thì sự ủng hộ quốc tế với Đài Loan, vùng lãnh thổ được khen ngợi vì khả năng xử lý dịch thành công, cũng tăng lên. Bà Jessica Drun, học giả tại tổ chức nghiên cứu Project 2049 chuyên về vấn đề an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cắt nghĩa vì sao lúc này Đài Loan đang được ủng hộ nhiều hơn hẳn so với những lần trước: “Tôi nghĩ chủ yếu là vì Đài Loan đã trở thành một kiểu mẫu không chỉ trong việc họ đã phòng chống dịch bệnh hiệu quả như thế nào trên mặt trận trong lãnh thổ, mà còn trong việc chia sẻ những kinh nghiệm tốt nhất thông qua các kênh không chính thức với cộng đồng quốc tế”. Dù vậy, trong ngày khai mạc hội nghị trực tuyến tuần này của WHA (18/5), Cơ quan Ngoại giao Đài Loan thông báo họ vẫn chưa nhận được thư mời tham gia của WHA, cũng nói họ đồng ý tạm hoãn vấn đề này lại cho tới nửa sau năm nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới