Saturday, May 18, 2024
Trang chủĐàm luậnHai móng vuốt sắc nhọn của Mỹ

Hai móng vuốt sắc nhọn của Mỹ

Từ lâu Trung Quốc quyết tâmbảo vệ bằng được lợi ích và lãnh thổ quốc gia.Tuy nhiên, đối thủ đáng gờm nhất của nước này là Mỹ luôn răn đe, không cho Bắc Kinh làm mưa làm gió để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới, nhất là âm mưu độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, nhất là từ đầu năm 2020, Bắc Kinh tăng cường sử dụng sức mạnh quân sự, chèn ép các nước láng giềng.

Gia tăng các hoạt động quân sự trên Biển Đông và liên tục mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng, Trung Quốc muốn khẳng định sức mạnh của mình, tỏ thái độ cứng rắn với Mỹ. Trong khi gây ra cuộc ẩu đả đẫm máu ở biên giới Ấn – Trung, cùng lúc tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng biển gần Nhật Bản. Tokyo đã phải điều ngay khu trục hạm và tàu chở trực thăng săn ngầm theo dõi.

Bên ngoài thì như vậy, bên trong, Bắc Kinh tiếp tục uy hiếp Đài Loan. Trong tháng 6 vừa qua, hàng loạt tiêm kích và oanh tạc cơ Trung Quốc đã chín lần áp sát, đe dọa “đứa con bất trị” Đài Loan đang ngày càng tỏ ra thân Mỹ.

Mặc dù Bắc Kinh cao giọng nói rằng, tất cả hoạt động quân sự chỉ là công việc huấn luyện thường xuyên của quân đội, mang tính phòng thủ, nhưng thực tế chúng đều làm tăng nguy cơ xung đột quân sự, thậm chí là màn dạo đầu cho một cuộc chiến tranh nóng. Bình luận viên tờ NYTimes, ông Steven Lee Myers cho rằng: Vụ ẩu đả với binh sĩ Ấn Độ tối 15/6 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, nơi cả hai nước tuyên bố chủ quyền là hành động không thể chối cãi cho sự gây hấn của Bắc Kinh.

Trong vụ đụng độ bất ngờ này, phía Ấn Độ cho hay, ít nhất 20 binh sĩ đã thiệt mạng. Như vậy sau 45 năm, đây được xem là “va chạm đáng tiếc” gây chết người,  kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ (năm 1975) ở Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), vốn được coi là biên giới Ấn – Trung.  Phía Trung Quốc la lối, chính các binh sĩ Ấn Độ “cố tình khiêu khích” dẫn đến những cái chết tức tưởi (!).

Những hoạt động quân sự gia tăng không phải là vô cớ, mà nó nằm trong chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Chương trình này bắt đầu từ những năm 1990 và được đẩy mạnh hơn từ khi Tập Cận Bình giữ vai trò người lãnh đạo cao nhất. Ông Tập đặc biệt dành ưu tiên cho quân đội sau đại dịch Covid-19. Theo thông báo của Thủ tướng Lý Khắc Cường, tăng 6,6% ngân sách quốc phòng trong năm 2020, lên gần 180 tỷ USD, bằng 1/4 chi tiêu quân sự Mỹ. Đây là một con số đáng phải phân tích bởi vì Trung Quốc đang phải cắt giảm ngân sách rất nhiều lĩnh vực do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, kinh tế suy thoái nặng nề.

Đến nay, theo các nhà phân tích, quân đội Trung Quốc đã theo kịp  Mỹ trong một số lĩnh vực quân sự. Dáng kể là: khả năng mở rộng hạm đội tàu chiến và triển khai tên lửa phòng không, chống hạm.  Đến cuối năm 2019, Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 335 tàu chiến (Mỹ  có 285 – theo báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ).

Trung Quốc cũng không ngừng đẩy mạnh hoạt động quân sự gần Đài Loan. Hồi đầu tháng 4/2020, một trong hai tàu sân bay của Trung Quốc, cùng 5 tàu chiến đã áp sát bờ biển phía đông Đài Loan.  Máy bay của Bắc Kinh thường xuyên tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Tháng 8 tới, Quân đội Trung Quốc sẽ tập trận đổ bộ ngoài khơi đảo Hải Nam, mô phỏng cuộc tấn công quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát.

Còn phải kể tới hàng loạt hành động gây rối trên Biển Đông của Trung Quốc: đâm chìm tàu cá Việt Nam chở ngư dân đang hoạt động bình thường tại khu vực đảo Phú Lâm; tàu khảo sát Trung Quốc bám theo tàu khoan của Malaysia ở phía nam Biển Đông, khiến Mỹ và Australia phải điều 4 tàu chiến tới theo dõ; tàu chiến Trung Quốc cũng bị cáo buộc chĩa radar hỏa lực vào tàu hộ vệ Conrado Yap của Philippines; tàu ngầm Trung Quốc lượn lờ ở phía đông Biển Hoa Đông, gần vùng biển Nhật Bản- nơi đang có tranh chấp nhóm đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư), v.v..

Rõ ràng là, khi thấy bị thách thức ở nhiều khu vực tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc đã đáp trả bằng các biện pháp rất hung hăng, bất chấp pháp luật quốc tế.

Không chỉ sử dụng hải quân, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh nhiều hoạt động kiểm soát vùng trời khu vực. Trung Quốc trước đây chỉ thỉnh thoảng thực hiện các chuyến bay của oanh tạc cơ H-6, nhưng giờ đây hoạt động dày hơn. Các oanh tạc cơ được tân trang và trang bị thêm nhiều tên lửa mới.

Ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh là kiên quyết chống trả với cái mà họ coi là “sự xâm phạm” của Mỹ tới các khu vực chung quanh Trung Quốc. Các hoạt động quân sự gần đây của Trung Quốc không chỉ nhằm phô diễn sức mạnh quân sự mà còn nhằm gửi thông điệp tới Mỹ: phản đối các hoạt động quân sự và tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Đáp lại, Mỹ đã tăng cường điều tàu chiến tới Biển Đông.  Các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải và diễn tập chung với đồng minh, cũng như hỗ trợ Đài Loan tăng năng lực phòng thủ đã được tổ chức thường xuyên. Theo đó, khả năng đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh  sẽ tăng lên khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt. Mỹ đã tìm ra vũ khí lợi hại của minh, đó là, ghìm chặt Trung Quốc bằng hai móng vuốt là vấn đề Biển Đông và vấn đề Đài Loan.

RELATED ARTICLES

Tin mới