Thursday, May 2, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMỹ tăng hiện diện trên Biển Đông và sự đáp trả của...

Mỹ tăng hiện diện trên Biển Đông và sự đáp trả của TQ làm tăng căng thẳng khu vực?

Việc triển khai ba tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ trên Biển Đông là một hành động thử thách mối quan hệ vốn đang căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Các cuộc tập trận của hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự khổng lồ, diễn ra đồng thời với những căng thẳng mà Trung Quốc khơi mào đối với các quốc gia trong khu vực.

Biển Đông đang dần trở thành một không gian tấp nập tàu quân sự.

Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017, Mỹ triển khai ba nhóm tác chiến tàu sân bay vào Biển Đông. Trước đó mười năm, Mỹ cũng có màn phô diễn sức mạnh ở châu Á-Thái Bình Dương.

Năm 2017, Mỹ đã cử một lực lượng ba tàu sân bay vào khu vực để gây áp lực lên Triều Tiên, buộc nước này phải ngừng các vụ thử tên lửa khiêu khích và phát triển năng lực hạt nhân.

Hành động này cũng là để nhắc nhở Trung Quốc về vai trò của Mỹ trong khu vực Indo-Pacific (khu vực liên Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương).

Washington dường như đang muốn chuyển tải một thông điệp. Tuy nhiên, không rõ Trung Quốc có tâm trạng chú ý đến những thông điệp như vậy trong một bầu không khí tranh cãi leo thang hay không.

Đáp lại cuộc tập trận của hải quân Mỹ, tờ báo phát ngôn tiếng Anh chính thức của Bắc Kinh, Thời báo Toàn cầu, đã cáo buộc Washington của cố gắng thể hiện năng lực quân sự, đe dọa Trung Quốc và thực thi các chính sách bá quyền.

Tờ báo dẫn lời các nhà phân tích của Bắc Kinh cho biết biển Đông hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Quân đội Giải phóng Nhân dân, họ hoàn toàn thoải mái với bất kỳ cuộc tập trận nào của tàu sân bay của Hoa Kỳ.

Điều này là không đúng, tất nhiên. Nhưng truyền thông lúc nào cũng được chính phủ Trung Quốc xem là một vũ khí có sức ảnh hưởng.

Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng tham vọng “bá quyền” là đặc tính của Mỹ và rằng Mỹ là quốc gia ngoài khu vực nhưng dối trá đến ngàn dặm.

Tờ Hoàn Cầu ngày càng mạnh miệng hơn khi nói về Mỹ, đây là một dấu hiệu không thể bỏ qua khi theo dõi quan hệ của hai nước này.

Trung Quốc đã tuyên bố lãnh thổ trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước trong khu vực và phán quyết của tòa án quốc tế. Sự ngang ngược này đang khiến tình hình trong khu vực trở nên căng thẳng hơn.

Điều này đặt ra câu hỏi liệu có xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Thông báo riêng của Úc về việc tăng chi tiêu quốc phòng cho các mặt hàng như tên lửa chống hạm tầm xa chứng thực mối lo ngại về dã tâm ngày càng tăng của Trung Quốc.

Cam kết của Úc về việc nâng chi tiêu quốc phòng lên trên 2% GDP thể hiện phản ứng trực tiếp đối với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Cập nhật về chiến lược quốc phòng năm 2020, thủ tướng ÚC Scott Morrison đã mô tả Ấn Độ-Thái Bình Dương là trung tâm của cuộc cạnh tranh chiến lược. Ông cho rằng mọi tính toán sai lầm sẽ khiến xung đột gia tăng.

Điều này là không thể chối cãi.

11 quốc gia thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tăng 33% chi tiêu quân sự từ năm 2009 đến 2018, theo Viện nghiên cứu và hòa bình quốc tế Stockholm có thẩm quyền (SIPRI).

Tăng trưởng chi tiêu quân sự tại khu vực này cao hơn đáng kể so với chi tiêu ở các khu vực khác. Nó có thể liên quan trực tiếp đến những lo ngại về một môi trường an ninh xấu đi.

Nhiều vũ khí với tầm bắn xa hơn dấy lên lo ngại về việc quân sự hóa căng thẳng trong khu vực.

Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm ước tính ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2020 là 261 tỷ USD trong khi ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2019 là 717 tỷ USD.

Về tỷ lệ phần trăm, sự gia tăng trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc vượt xa các nước láng giềng Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc.

Chi tiêu cho quốc phòng tại khu vực này sẽ còn cao hơn nữa. Đến năm 2035, một nửa hạm đội tàu ngầm thế giới sẽ được triển khai ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, theo Sách trắng Quốc phòng Úc 2016.

Đồng thời, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc xây dựng tàu sân bay riêng của mình. Sẽ có 2 tàu sân bay một mua từ Ukraine; và chiếc còn lại được xây dựng ở Trung Quốc.

Ngoài ra, nên nhớ rằng Trung Quốc là một quốc gia hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, cả thế giới lại đang tìm kiếm trách nhiệm của Trung Quốc trong đại dịch lần này, chưa kể các cáo buộc đối với Trung Quốc về gian lận thương mại, nhân quyền, vấn đề Hồng Kong, Đài Loan và giao tranh biên giới với Ấn Độ.

Có thể cho rằng, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc bây giờ tồi tệ hơn so với năm 1989, khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Sự khác biệt là Trung Quốc giờ đây đã có một nền kinh tế lớn hơn rất nhiều và là một siêu cường mới nổi với một quân đội xứng đáng với tham vọng của họ.

Điều đáng chú ý là, không giống như năm 1989, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc không còn giới hạn trên đất liền. Lực lượng hải quân của Trung Quốc đã tiến bộ nhảy vọt, với khả năng tác chiến điện tử.

Trong môi trường an ninh căng thẳng, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây đang xấu đi trong khi vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ đang suy yếu.

Khi nước Mỹ sẽ diễn ra bầu cử tổng thống trong năm nay và vị tổng thống hiện tại đang phải đấu tranh cho tương lai chính trị của mình thì rủi ro xảy ra những tính toán sai lầm đang lớn dần.

Trong khi đó Trung Quốc sẵn sàng phản pháo những phát ngôn trái ý mình đến từ các quốc gia trong khu vực, trong đó có Úc. Trung Quốc đã không ngừng chỉ trích Úc khi thủ tướng Morrison truy cứu trách nhiệm của quốc gia xuất phát đại dịch.

Tờ Hoàn Cầu viết rằng: “Úc chỉ theo đuôi của Mỹ, khả năng của họ ở Biển Đông sẽ bị hạn chế.”

Cuộc đàn áp Thiên An Môn đã từng được coi là điểm thấp nhất trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và phương Tây. Thế nhưng, bối cảnh hiện nay có thể khiến cho mối quan hệ này tệ hơn khi đó.

Không có quốc gia nào ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thể thoải mái với tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới