Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHệ quả bi đát của chính sách zero-Covid ở TQ

Hệ quả bi đát của chính sách zero-Covid ở TQ

Tối 2.1, tờ South China Morning Post đăng bài viết về tình hình kinh doanh ảm đạm ở Trung Quốc ngay trong những ngày cận Tết Nguyên đán, mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính sách zero-Covid.

TP.Tây An bị phong tỏa nghiêm ngặt trong nhiều ngày qua.

Hiệu ứng domino

Bài báo dẫn lại trường hợp của cô Hongmei, một người bán hàng may mặc tại một thành phố ở tỉnh Quảng Đông, đã phải thu dọn rời khỏi thành phố trong thời điểm chỉ còn khoảng 1 tháng là đến Tết Nguyên đán. Các năm trước, đây là giai đoạn “ăn nên làm ra” do nhu cầu mua sắm tăng cao.

Thế nhưng, đợt bùng phát dịch ở thành phố mà cô mưu sinh đã khiến cho công việc mua bán trở nên khó khăn do các quy định siết chặt kiểm soát theo chính sách zero-Covid. Khu vực 600.000 dân, gần nơi cô buôn bán, đã bị phong tỏa. Hậu quả, có ngày cô chỉ kiếm được khoảng 30 nhân dân tệ (gần 110.000 đồng), không đủ để trang trải chi phí thuê mặt bằng và chi tiêu cơ bản, nên phải về lại quê nhà ở phía tây tỉnh Quảng Đông.

“Những người xung quanh tôi, từ chủ doanh nghiệp nhỏ đến nhân viên khu vực tư nhân, bị bế tắc vì không có thu nhập trong cả tháng, nhưng chúng tôi vẫn phải trả từng xu tiền thuê nhà hoặc thế chấp, cộng với chi phí sinh hoạt”, cô nói.

Tờ South China Morning Post dẫn trường hợp tương tự của ông Gloria Luo, Giám đốc kinh doanh cấp cao của một nhà sản xuất phụ tùng ô tô và khuôn mẫu công nghiệp có trụ sở tại Quảng Đông, cho biết từ năm ngoái, công ty buộc phải đóng cửa hầu hết các văn phòng ở nước ngoài. Ông cho biết nếu số nhân viên công ty lên đến 9.000 người hồi cách đây 3 năm, thì nay chỉ còn 4.000 người và tình hình rất khó khăn.

Ở TP.Đông Hoản (tỉnh Quảng Đông), việc phong tỏa tại khu vực Dalang vào giữa tháng 12 vừa qua đã khiến cho nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn. Theo đó, khu vực Dalang có hơn 17.000 cơ sở liên quan đến len, chiếm 1/6 số lượng áo len được sản xuất trên toàn thế giới. Chính vì thế, việc phong tỏa khu vực này đã gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, tổ hợp sản xuất chip nhớ trị giá 26 tỉ USD của Samsung ở TP.Tây An (tỉnh Thiểm Tây) đang phải đối mặt nhiều khó khăn do các biện pháp siết chặt, phong tỏa để phòng chống Covid-19. Tính đến hôm qua (3.1), đợt phong tỏa nghiêm ngặt ở TP.Tây An đã bước vào ngày thứ 12.

Tờ báo dẫn lại phân tích của Tập đoàn tài chính Nomura (Nhật Bản) ngày 20.12.2021 đánh giá kinh tế Trung Quốc đang đối mặt các cú sốc từ phía cung do chi phí gia tăng của chính sách zero-Covid. Bên cạnh đó, còn là tình hình tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và lĩnh vực bất động sản ngày càng xấu đi. “(Trung Quốc – NV) cần có các biện pháp nới lỏng và kích thích tích cực hơn để giải quyết trực tiếp những điểm nghẽn đó nhằm hướng tới phục hồi tăng trưởng”, theo phân tích của Nomura.

Việc phong tỏa, siết chặt dựa trên chính sách zero-Covid không chỉ khiến doanh nghiệp khó khăn, mà kéo theo thu nhập của đại đa số dân chúng cũng giảm đi. Điều đó khiến cho nhu cầu tiêu dùng nội địa của Trung Quốc giảm sút. Cụ thể, doanh thu bán lẻ trong 2 năm qua chỉ tăng trưởng 3,97%, trong khi tỷ lệ tăng trưởng trước năm 2019 là 8%. Trong khi đó, tình hình xuất khẩu của Trung Quốc đang gặp thách thức lớn do xung đột thương mại với Mỹ.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới