Friday, April 26, 2024
Trang chủBiển nóngTQ đã ký hợp tác với Solomon

TQ đã ký hợp tác với Solomon

Hôm thứ Bảy (28/05), Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với quốc đảo Thái Bình Dương Samoa nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ hai nước. Trong khi đó, ĐCS Trung Quốc và các quốc gia dân chủ trong khu vực này đang tiếp tục các chiến dịch đối địch nhằm lôi kéo các chính phủ nào chưa quyết định gia nhập phạm vi ảnh hưởng cạnh tranh của họ.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tổ chức một cuộc gặp với Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mataafa (không có trong ảnh) sau lễ ký kết thỏa thuận giữa Trung Quốc và Samoa tại Apia, Samoa, hôm 28/05/2022.

Thỏa thuận Trung Quốc-Somoa là thỏa thuận đầu tiên được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ký vào Ngày thứ Ba trong chuyến công du kéo dài 10 ngày tới 8 quốc đảo Thái Bình Dương. Hành động này đã gây lo ngại cho Úc và các đồng minh khác của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Những quốc gia này coi chuyến công du là một phần trong nỗ lực không ngừng của ĐCS Trung Quốc nhằm tạo ra ảnh hưởng lớn hơn ở khu vực Thái Bình Dương, và cuối cùng là tạo cơ sở cho việc mở rộng quân sự.

Thỏa thuận Trung Quốc-Samoa gồm một Thỏa thuận hợp tác kinh tế và kỹ thuật cho các dự án sẽ được xác định và đồng ý giữa hai nước, một chứng nhận bàn giao cho một trung tâm văn hóa nghệ thuật và Công viên hữu nghị Samoa-Trung Quốc, và một thỏa thuận chính thức cho một phòng thí nghiệm dấu vân tay cho lực lượng cảnh sát.

Ông Vương đã gặp Thủ tướng Samoa Fiame Naomi Mata’afa để thảo luận về các vấn đề: “biến đổi khí hậu, đại dịch, hòa bình, và an ninh”, theo thông cáo của chính phủ Samoa.

Nước này đã mô tả Trung Quốc là một đối tác quan trọng của Samoa, cung cấp cơ sở hạ tầng cho y tế, giáo dục và chính phủ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển thể thao, và hỗ trợ kỹ thuật trong nông nghiệp.

“Samoa và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ tiếp tục theo đuổi sự hợp tác lớn hơn nhằm mang lại lợi ích và cam kết chung”, thông cáo báo chí cho biết.

Trước khi ký thỏa thuận với Samoa, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã đến thăm quần đảo Solomon và Kiribati vào đầu tuần. Cả hai nước đều từng là đồng minh ngoại giao của Đài Loan tự trị, dân chủ trước khi chuyển sang Trung Quốc vào năm 2019. ĐCS Trung Quốc coi mô hình quản trị của Đài Loan là một mối đe dọa đối với quyền lực của họ ở Trung Quốc đại lục, và có kế hoạch thống nhất hòn đảo này với đại lục dưới chế độ xã hội chủ nghĩa của họ — bằng vũ lực nếu cần thiết.

Trước chuyến công du 10 ngày của ông Vương, một thông cáo dự thảo về kế hoạch hành động 5 năm của Trung Quốc ở Thái Bình Dương mà Bắc Kinh gọi là “Tầm nhìn Phát triển Chung của các Quốc đảo Thái Bình Dương”, đã được gửi tới các nhà lãnh đạo của 10 quốc gia Thái Bình Dương — Quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea, Timor Leste, Micronesia, và Quần đảo Cook — và bị rò rỉ cho các hãng thông tấn.

Kế hoạch này bao gồm đối thoại cấp bộ trưởng về hợp tác thực thi pháp luật và cảnh sát vào năm 2022. Thông cáo này cũng đề nghị một Khu vực Thương mại Tự do Quần đảo Thái Bình Dương do Trung Quốc đứng đầu và hỗ trợ đối với biến đổi khí hậu.

Giữa những lo ngại về sự tăng cường hiện diện quân sự của ĐCS Trung Quốc trong khu vực này, chính phủ mới của Úc đã đưa các quốc gia Thái Bình Dương trở thành một ưu tiên ngoại giao trước mắt.

Thủ tướng Anthony Albanese, người đã tuyên thệ nhậm chức hôm 23/05, cho biết hôm thứ Bảy (28/5) rằng, chính phủ của ông đang có kế hoạch phát triển một trường đào tạo quốc phòng, tăng cường hỗ trợ cho an ninh hàng hải, và tiếp tục hợp tác với khu vực về biến đổi khí hậu như là các chiến lược chính để chống lại các đề nghị của ĐCS Trung Quốc như giúp đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.

Ông nói với các phóng viên, “Chúng tôi sẽ chủ động trong khu vực này, chúng tôi muốn hợp tác”.

Ông Albanese đã lưu ý rằng cách tiếp cận của ông sẽ là “một phương pháp tôn trọng chủ quyền của các quốc gia đó, nhưng cũng là một phương pháp hiểu rõ vai trò của chúng ta trong lịch sử kể từ sau Thế chiến II”.

“Thật không may là trong thời gian gần đây, mối liên hệ với các nước láng giềng trên Quần đảo Thái Bình Dương của chúng ta không có nhiều bước tiến. Chính phủ của tôi dự định sẽ làm việc cùng các quốc gia này một cách hợp tác và tôn trọng”.

Hôm thứ Sáu (27/05),Cùng ngày, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ ông Biden đã gọi hành vi của ĐCS Trung Quốc trong khu vực này là “gây bất ổn sâu sắc”. Bộ trưởng ngoại giao mới của Úc, bà Penny Wong, đã đến thăm Fiji trong bối cảnh tranh giành sự ảnh hưởng, đồng thời lãnh đạo cao cấp nhất của Fiji đã ca ngợi cuộc gặp gỡ này là “tuyệt vời”.

“Và mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi không phải là địa chính trị mà là biến đổi khí hậu”, Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama cho biết hôm thứ Bảy.

“Trên tinh thần đó, tôi đã có một cuộc gặp tuyệt vời với Bộ trưởng Ngoại giao (Penny Wong) để tăng cường mối liên hệ Đối tác Vuvale của chúng tôi với Úc”, ông nói, khi sử dụng từ hữu nghị (vuvale) trong ngôn ngữ của Fiji.

Bà Wong cũng nói với các phóng viên ở thủ đô Suva của Fiji rằng bà đã bày tỏ lo ngại về thỏa thuận an ninh của quần đảo Solomon với Bắc Kinh. Bởi vì nó có thể mở đường cho quân đội, vũ khí, và tàu hải quân của Trung Quốc đóng quân trong khu vực này.

“Cũng như các hòn đảo khác ở Thái Bình Dương, chúng tôi nghĩ rằng sẽ có những hậu quả. Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là an ninh của khu vực này sẽ được xác định bởi chính khu vực này. Và trong lịch sử, điều đó đã xảy ra. Và chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều tốt”.

Hôm thứ Sáu, Fiji đã trở thành quốc đảo Thái Bình Dương đầu tiên gia nhập Khuôn khổ Thịnh vượng Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo. Việc này sẽ lấp đầy khoảng trống do Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, giáng một đòn vào Bắc Kinh.

Theo dự thảo của thông cáo trên, ông Vương đang có kế hoạch tổ chức một cuộc họp với 10 quốc gia Thái Bình Dương, những quốc gia chưa có mối liên hệ an ninh với Hoa Kỳ và không công nhận Đài Loan, tại Fiji vào tuần tới.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới