Sunday, May 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSức mạnh của lực lượng phòng thủ bờ biển của Việt Nam

Sức mạnh của lực lượng phòng thủ bờ biển của Việt Nam

Việt Nam vốn có lợi ích gắn chặt với vùng biển Đông. Vì vậy, từ rất sớm, Việt Nam đã tập trung xây dựng lực lượng phòng thủ bờ biển cho riêng mình. Vậy, đâu là bộ mặt tương lai của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam?

Đầu tiên, trong lúc lực lượng tàu mặt nước của Việt Nam còn cả một chặng đường dài để có thể khỏa lấp được mọi khoảng trống, pháo binh và tên lửa bờ biển sẽ vừa là tấm khiên, đồng thời là những nắm đấm thép của Việt Nam. Thực tế, lực lượng này đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thời chiến tranh Việt Nam, sau năm 1975 được Liên Xô hỗ trợ xây dựng.

Từ cuối những năm 1990, Việt Nam đã tiến hành hiện đại hóa quân đội, với không quân và hải quân được phép tiến thẳng lên hiện đại. Lực lượng phòng thủ bờ biển vốn được ưu tiên sớm nhất trong lực lượng hải quân. Việt Nam đã đi dần từ chỗ chỉ có pháo phòng thủ tới sở hữu tên lửa, rocket thông minh… Vì một số lý do như sau:

Thứ nhất, Việt Nam không có ngân sách quốc phòng quá lớn nên đành phải lựa cơm gắp mắm. Nếu đặt lên bàn cân kinh tế, hai hệ thống Bastion-P có giá 300 triệu đô, đi kèm với đầy đủ linh kiện, phụ tùng, đạn dược và học tập hướng dẫn sử dụng. Trong khi đó, nếu đem số tiền này đi mua tàu chiến, tàu Gepard 3.9 của Việt Nam đã có giá lên tới 350 triệu đô một chiếc. Trong khi đó, lợi ích mang lại thì rất khác biệt. Với một hệ thống có tầm bắn lên tới 300 km, Việt Nam có thể bao phủ cả một vùng biển rộng lớn, tạo nên chiếc ô phòng thủ từ xa nhìn là rất hiệu quả.

Thứ hai, là ưu tiên về xây dựng ô phòng thủ từ xa. Với hệ thống tên lửa bờ biển, bạn không chỉ phòng thủ mà còn có thể trực tiếp tấn công đối phương từ xa, bù đắp hỏa lực cho lực lượng tàu mặt nước. Vì bố trí trên bờ, cách xa đối tượng hàng trăm km, những hệ thống này sẽ an toàn hơn có nhiều biện pháp phòng thủ hơn nếu bị tấn công. Vì vậy, ưu tiên xây dựng lực lượng phòng thủ bờ biển trước là một nước đi an toàn và đúng đắn về kinh tế, hiệu quả của Việt Nam.

Hợp đồng đầu tiên của Việt Nam khi hiện đại hóa lực lượng này là mua hai hệ thống Bastion-P vào năm 2005, với giá 300 triệu đô, tức là khoảng 150 triệu đô một hệ thống. Việt Nam sau đó tiếp tục đặt mua hệ thống rocket phòng thủ bờ biển EXTRA và Arcula của Israel. Cho tới nay, đã có năm lữ đoàn được thành lập, bao gồm: Lữ đoàn 679 tại Vùng 1 Hải quân, đóng tại thành phố Hải Phòng, trang bị tổ hợp 4K44 Redut; Lữ đoàn 680 tại Vùng 3 Hải quân, đóng tại thành phố Đà Nẵng, trang bị tổ hợp 4K51 Rubezh; Lữ đoàn 681 tại Vùng 2 Hải quân, đóng tại tỉnh Bình Thuận, trang bị tổ hợp Bastion-P. Lữ đoàn 685 đóng tại căn cứ quân sự Cam Ranh, thuộc Vùng 4 Hải quân, trang bị tổ hợp EXTRA và Arcula lữ đoàn 682 mới được thành lập tại Phú Yên, cũng thuộc Vùng 4 Hải quân, trang bị tổ hợp Bastion-P.

Nếu xét về tính năng Việt Nam hiện đang sở hữu một lực lượng tương đối hiện đại. Các tên lửa có tầm bắn từ tối thiểu là 80 km đến tối đa là 550km đủ sức bao trùm lên mọi vùng biển chiến lược, tạo ra những chiếc ô phòng thủ từ xa, và có thể hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng tàu mặt nước nếu giao tranh xảy ra.

Tương lai là điều mà không thể nói trước. Và vì vậy, việc thay thế chúng hoàn toàn cũng đã được tính tới. Nhắc tới đây, nếu ai đam mê tìm hiểu về quân sự, chắc chắn đã nghe tới hai cái tên là VCM-01 và KCT-15. Ngay từ những năm 2014 – 2015, báo chí thế giới đã có nhiều đồn đoán về việc Việt Nam đang chế tạo tên lửa chống hạm nội địa bằng cách sao chép tên lửa Kh-35 Uran-E của Nga.
Tuy nhiên, KCT-15 chưa bao giờ là tên gọi cho bất kỳ một dự án phát triển tên lửa nào do Việt Nam hoặc Viettel thực hiện. Và trên thực tế, KCT-15 được biết đến là một đề án nhằm nghiên cứu đảm bảo kỹ thuật cho tên lửa KH-35. Sự nhầm lẫn này được cho là đã xuất hiện khi truyền thông chụp được tấm ảnh của một mô hình tên lửa nhìn giống KH-35 và được gán nhãn là KCT-15. Thực ra, nó chỉ là một mô hình nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo và bảo dưỡng các tên lửa KH-35 và hoàn toàn không liên quan tới dự án phát triển tên lửa hành trình của Viettel. Về hình ảnh VCM-01, các bạn có thể tìm thấy nhan nhản trên mạng xã hội. Ngay cả Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã công bố rồi, chỉ là chưa cho biết thông số kỹ thuật cụ thể mà thôi.

Năm 2019, những hình ảnh đầu tiên của VCM-01 cũng đã được công khai, trong phóng sự của kênh Quốc phòng Việt Nam vào ngày 10/11/2022, phương tiện mang phóng được tiết lộ là xe phóng mang theo bốn tên lửa. Hiện có hai phiên bản xuất hiện trên truyền thông là bản xe mang ống phóng tròn và bản xe mang ống phóng vuông. Hai khí tài này xuất hiện trong giải bắn súng quân sự các nước ASEAN lần thứ 30 vào năm 2022 do Việt Nam tổ chức tại trường bắn Miếu Môn, Hà Nội.

Việt Nam đã công bố chính thức một mô hình hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển hoàn chỉnh cho bạn bè quốc tế chiêm ngưỡng. Còn về phần hình ảnh, dù không công bố, nhưng có thể thấy nó giống hệt mẫu KH-35 Uran-E của Nga. Theo các văn bản của cơ quan chức năng Việt Nam về việc phong tỏa các vùng biển nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động thử nghiệm bắn đạn thật. Đã có ít nhất là hai cuộc thử nghiệm bắn đạn thật cho tên lửa VCM-01 được báo cáo trong năm 2018. Một lần ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, một lần khác ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Với việc để lộ hình ảnh các dàn xe phóng cho thấy, VCM-01 và số hàng đã sẵn sàng được đưa vào sản xuất đợt Không. Sản xuất đợt Không là cách gọi của quân đội Việt Nam về một loại vũ khí được đưa vào sản xuất lần đầu. Dù chưa công bố kỹ thuật, nhưng, thiết kế khí động học đã được công bố, VCM-01 có ngoại hình giống hệt KH-35. Có thể dự đoán tầm bắn của loại tên lửa này từ 130 tới 260 km, ngang với nguyên mẫu.

Về việc chọn sao chép KH-35 Uran-E, có một số lý do như sau. Thứ nhất, đây là loại tên lửa mà Việt Nam có nhiều nhất trong kho. Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, cơ quan luôn theo sát những thương vụ mua bán vũ khí trên toàn thế giới, Nga đã bán ít nhất là 400 quả KH-35 cho phía Việt Nam. Đương nhiên, không phải là mua trực tiếp, mà là mua gián tiếp qua các hợp đồng mua tàu chiến. Hiện nay, các loại vũ khí Việt Nam đang dùng tên lửa này gồm các chiến hạm Molniya, BPS-500, Gepard 3.9. Ngoài ra, nó còn được tích hợp lên cả máy bay. Như vậy, nếu chọn KH-35 để nội địa hóa, Việt Nam sẽ vừa đảm bảo được hậu cần, chưa kể là không mất thêm thời gian để thay đổi kết cấu tích hợp lên tàu chiến, vì thiết kế khí động học của chúng là giống nhau. Thứ hai, KH-35 cũng được xem là một loại vũ khí rẻ tiền, có thể chế tạo với số lượng lớn trong thời gian tương đối ngắn. Giá của một quả KH-35 chỉ rơi vào khoảng 500.000 đô, thích hợp với những quốc gia không có ngân sách quốc phòng lớn. Chưa kể, trong ba loại mà Việt Nam đang sở hữu, đây là loại đơn giản nhất và nằm trong khả năng sản xuất của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam. KH-35 có vận tốc cận âm, Mach 0,8 tức là khoảng 850 km/h, với hệ thống dẫn đường bán tự động.

Nếu hỏi rằng vận tốc cận âm liệu có còn phù hợp hay không, thì xin thưa ngay cả loại tên lửa Harpoon khét tiếng của Mỹ hay Exocet của Pháp cũng chỉ có vận tốc là Mach 0,8 đến 0,85. Hệ thống dẫn đường bán tự động có nghĩa là khi tên lửa được phóng đi, sẽ có một hệ thống dẫn đường giữ đường bay ổn định cho tên lửa. Khi tới một khoảng cách nhất định, radar được gắn trên tên lửa sẽ sụp soạt bắt mục tiêu và lao tên lửa vào chúng. Đây là cơ chế phổ biến hiện nay.

Về sức mạnh, có luôn chứng minh từ cuộc chiến giữa Nga và Ukraina, là soái hạm Moskva của Hạm đội Biển Đen Nga bị bắn chìm. Theo phía Ukraina công bố, họ đã sử dụng UAV để đánh lạc hướng hệ thống phòng không trên con tàu, tạo điều kiện để hai tên lửa Neptune tấn công con tàu này. Neptune chính là Kh-35 Uran nhưng phiên bản của Ukraina. Các bạn nên nhớ rằng soái hạm Moskva có lượng giãn nước lên tới 11.500 tấn, mà chỉ bị trúng đúng hai quả đã chìm luôn, các loại khu trục hạm hay khinh hạm, chỉ cần một quả. Không phải tự nhiên mà Việt Nam chọn Kh-35 để nội địa hóa đâu.

Nội địa hóa Kh-35 còn bởi nó là một loại tên lửa khá cơ động, có thể được triển khai trên nhiều hệ thống phóng. Thậm chí trước năm 2015, ngay cả MiG-21 cũng có thể mang được chúng.

Với các loại tàu đổ bộ cỡ nhỏ và khả năng phòng thủ kém, pháo bờ biển chính là quân bài hiệu quả để đối phó với lực lượng này. Những khẩu pháo cỡ nòng 100 tới 155 ly, chúng có đủ sức gây sát thương nặng nề các con tàu và xuồng đổ bộ. Cách bố trí, đương nhiên là không phải để chúng trơ trọi giữa bãi biển, mà sẽ đều được đặt trên các bồn kè, hầm ngầm. Pháo bờ biển cũng là biện pháp phòng thủ chống đổ bộ hiệu quả để đối phó với tăng lượng nước của đối phương.

Một điều nữa cần phải nhắc: phòng thủ bờ biển luôn phải có sự hợp tác tác chiến giữa không quân, phòng không và lực lượng phòng thủ bờ biển để tạo ra một chiếc ô phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, bọc lót cho nhau. Chính vì vậy, không có loại vũ khí nào là lỗi thời. Vấn đề là cần tìm đúng cách sử dụng để phát huy hiệu quả của chúng mà thôi.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới