Monday, October 14, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNgăn Trung QUốc xây đảo nhân tạo bằng cách nào?

Ngăn Trung QUốc xây đảo nhân tạo bằng cách nào?

“Nếu Philippines nhận được phán quyết thuận lợi về vấn đề thẩm quyền, thì có lẽ đây sẽ là bước tiếp theo của Manila”– Bộ trưởng Tư pháp Philippines nhấn mạnh.

Công trường xây dựng, cải tạo phi pháp của Trung Quốc tại bãi Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Phát biểu với báo giới mới đây, Bộ trưởng Tư pháp Philippines Leila de Lima cho biết: “Chính phủ Philippines sẽ nghiên cứu và đề nghị áp dụng các biện pháp tạm thời ngăn chặn Trung Quốc tiến hành bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo tại các vùng đang có tranh chấp ở Biển Đông, ngay sau khi Tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) tai La Haye (Hà Lan) tuyên bố có thẩm quyền xem xét vụ kiện”.

Theo bà Leila de Lima – người vừa từ La Haye trở về, sau khi tham dự cuộc điều trần lần thứ nhất của Philippines tại PCA, hiện nay, nhóm chuyên gia pháp lý của Philippines đang nghiên cứu khả năng này.

“Nếu Philippines nhận được phán quyết thuận lợi về vấn đề thẩm quyền, thì có lẽ đây sẽ là bước tiếp theo của Manila. Nhưng vấn đề này hiện vẫn đang cần được nghiên cứu kỹ lưỡng” – nữ Bộ trưởng Philippines nhấn mạnh.

Trước đó, ông Antonia Carpio, Thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines, giải thích: Điều 290 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 cho phép thực hiện khả năng này. Theo đó, nếu một vụ tranh chấp đã được đệ trình lên tòa có thẩm quyền xét xử theo đúng thủ tục, tòa án có thể đưa ra mọi biện pháp bảo đảm tạm thời được coi là phù hợp với hoàn cảnh, để bảo vệ các quyền riêng của từng bên tranh chấp hoặc để ngăn không cho môi trường của biển bị những tổn thất nghiêm trọng, trong khi chờ quyết định cuối cùng của tòa án.

Tuy nhiên, hiện tại, nhóm chuyên gia pháp lý của Philippines, bao gồm Luật sư trưởng Florin Hilbay – người đại diện pháp lý của chính phủ Manila và các cố vấn luật nước ngoài – do luật sư nổi tiếng Paul Reichler từ công ty luật Mỹ Foley Hoag đứng đầu, phải tập trung tranh luận về vấn đề thẩm quyền trong phiên điều trần thứ 2, tổ chức vào ngày hôm nay (13/7) tại tòa. Đây sẽ là trở ngại pháp lý đầu tiên và mang tính bước ngoặt quan trọng với Philippines, trước khi xác định chiến lược pháp lý tiếp theo trong quá trình đấu tranh chống Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông.

Năm 2013, Philippines đã nộp đơn kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện cùng Philippines và khẳng định Tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền xem xét hồ sơ này.

Ngày 7/7 vừa qua, Tòa án đã tổ chức cuộc điều trần lần thứ nhất để phía Philippines trình bày các lập luận và đưa ra các tài liệu để chứng minh rằng, các nội dung kiện của Philippines hoàn toàn nằm trong phạm vi của UNCLOS 1982, do đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa.

RELATED ARTICLES

Tin mới