Saturday, May 18, 2024
Trang chủBiển nóngMalabar 2017: Ba tàu sân bay Mỹ-Nhật-Ấn răn đe TQ

Malabar 2017: Ba tàu sân bay Mỹ-Nhật-Ấn răn đe TQ

Mỹ đã liên tiếp giáng đòn nặng vào Trung Quốc, đặc biệt là quyết định bán vũ khí cho Đài Loan.

Đòn nặng của Mỹ giáng vào Trung Quốc

Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định bán vũ khí và các thiết bị quân sự cho Đài Loan, với tổng giá trị hơn 1,4 tỷ USD.

Đáp trả điều đó, Bắc Kinh đã yêu cầu Mỹ ngừng thương vụ này vì nó gây thiệt hại nghiêm trọng cho chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.

Hành động thứ hai của Mỹ là việc bảo vệ quyền “tự do hàng hải” trong các vùng biển trên khắp thế giới, được Liên Hiệp Quốc công nhận.

Các hành động của Mỹ bị chính quyền Bắc Kinh cho là “mang tính khiêu khích”.

Chứng tỏ về sự quan ngại nghiêm trọng của Bắc Kinh trước những gì đã xảy ra là cuộc điện đàm ngày 3 tháng 7 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng, mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ đã bị tác động bởi một số nhân tố tiêu cực, sau khi Mỹ có hàng loạt hành động khiến Bắc Kinh tức giận.

Tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ Michael Pence đã tuyên bố rằng thời kỳ “kiên nhẫn chiến lược” trong quan hệ của Washington với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã kết thúc.

Rõ ràng, Washington hết động lực tích cực trong quan hệ với Bắc Kinh.

Xét theo mọi việc, Nhà Trắng đã quyết định lựa chọn thái độ cứng rắn và cuộc đối đầu trong quan hệ với Trung Quốc.

Không những thế, Mỹ tiếp tục cùng các đồng minh xiết chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc.

Diễn tập Malabar 2017 nhằm thẳng vào Trung Quốc

Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản đang chuẩn bị cho cuộc tập trận hải quân quy mô lớn Malabar-2017 trong vịnh Bengal, sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 7, với mục đích là chống cướp biển và chống khủng bố.

Nhưng theo giới chuyên gia, điều này có thể chỉ là một tấm bình phong.

Phó Giám đốc Viện Á-Phi, trực thuộc Đại học quốc gia Moscow mang tên Lomonosov, ông Andrei Karneev viết trong bài bình luận dành cho Sputnik rằng, cuộc tập trận Mỹ-Ấn được tiến hành thường niên kể từ năm 2002, thỉnh thoảng có thêm sự tham gia của Singapore và Australia.

Kể từ năm 2015, hoạt động này có sự tham gia thường xuyên của Nhật Bản với quy mô năm sau được mở rộng hơn năm trước và số lượng tàu chiến, binh lính tham gia cũng đông hơn nhiều.

Không khó để đoán rằng điều đó xuất phát từ xu hướng tăng cường chống Trung Quốc của cuộc tập trận, trong bối cảnh các vấn đề lãnh thổ tồn tại giữa New Delhi và Tokyo với Bắc Kinh, cũng như những nỗ lực tích cực can thiệp vào tình hình khu vực châu Á Thái Bình Dương của Washington.

Năm nay, cuộc tập trận kéo dài mười ngày sẽ có khoảng 15 tàu chiến tham gia, trong đó có tàu sân bay Ấn Độ INS Vikramaditya, hàng không mẫu hạm hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ và tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản, cùng với các tàu ngầm và lực lượng không quân Mỹ – Ấn Độ.

Sử dụng lực lượng hùng hậu như vậy cho cuộc chiến chống cướp biển và khủng bố rõ ràng là việc “dùng dao mổ trâu cắt tiết gà”.

Do đó, cuộc tập trận nảy chủ yếu là nhằm luyện tập các phương án đối phó với Trung Quốc.

Giữa Bắc Kinh và New Delhi tiếp tục diễn ra sự mất lòng tin chiến lược.

Trong bối cảnh quan hệ song phương xấu đi, Bắc Kinh đang giám sát chặt chẽ sự hợp tác quân sự của New Delhi với các đối thủ quân sự-chính trị của Trung Quốc trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Với tham vọng của Trung Quốc trở thành một cường quốc đại dương mạnh mẽ, Bắc Kinh hoàn toàn không thể chấp nhận sự gia tăng ảnh hưởng của hải quân Ấn Độ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hiện nay, tiềm năng hải quân của Ấn Độ được coi là có thể sánh ngang với Trung Quốc. Mặc dù một số lĩnh vực Bắc Kinh đã vượt qua New Dehli nhưng hải quân Ấn Độ cũng có những khía cạnh vượt trội so với Hải quân Trung Quốc.

Trước và sau cuộc tập trận Malabar-2017 các nước này sẽ phát triển phương hướng hợp tác chiến lược lâu dài trong định dạng Ấn Độ-Mỹ-Nhật Bản, trải dài từ vùng biển Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương. Điều này có nghĩa là vị trí của Trung Quốc ở trong và ngoài khu vực sẽ suy yếu đáng kể.

RELATED ARTICLES

Tin mới