Saturday, November 2, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBí ẩn sau sự im ắng bất thường của Triều Tiên

Bí ẩn sau sự im ắng bất thường của Triều Tiên

Đã 70 ngày trôi qua kể từ lần thử tên lửa và hạt nhân mới nhất của Triều Tiên và đây là khoảng cách nghỉ lâu nhất giữa các vụ thử của Bình Nhưỡng trong năm nay. Sự tạm dừng đột ngột trong tiến trình mở rộng và phát triển chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên đã khiến nhiều nhà quan sát thực sự thấy bối rối và khó hiểu. Họ đang đặt ra câu hỏi tại sao Triều Tiên lại không tiến hành bất kỳ vụ thử mới nào từ hồi tháng 9 đến giờ và đằng sau sự im ắng một cách bất thường này là gì?

Trong hai tháng liên tiếp 8 và 9, Triều Tiên đã thực hiện các vụ thử đầy khiêu khích bằng cách phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục đại tầm trung Hwasong-12 bay qua không phận phía bắc của Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên một tên lửa của Triều Tiên bay qua không phận Nhật Bản và nhiều người coi đó là một dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng đang sôi sùng sục trên bán đảo Triều Tiên sắp leo đến đỉnh điểm.

Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra. Mọi việc không diễn ra theo dự đoán. Cuộc khẩu chiến và những cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tiếp tục diễn ra trừ các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã không nói gì nhiều về việc tại sao họ lại dừng các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Điều này khiến giới cố vấn, nhà báo và chính khách tha hồ được dịp đồn đoán về lý do tại sao Triều Tiên lại có bước “tạm nghỉ” đột ngột và khó hiểu như vậy.

Một giả thuyết được nhiều người nghĩ đến nhất là chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un đã quyết định tạm ngừng các vụ thử bởi họ đang vấp phải một chướng ngại lớn trên con đường phát triển tên lửa và hạt nhân. Đó là họ dường như không thể chế tạo thành công một phương tiện giúp tên lửa hồi quyển hiệu quả – một phương tiện cho phép tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của họ có thể sống sót qua chuyến bay xuyên qua khí quyển của Trái đất.

Một giả thuyết khác là Bình Nhưỡng đã nhận ra rằng, họ đang dồn ép quá mức đối với Mỹ và liên minh của Mỹ. Tình trạng đó có thể dẫn đến một cuộc tấn công xâm lược nhằm vào Triều Tiên và kịch bản này sẽ làm thảm họa trên nhiều mức độ trong khi triển vọng về một kết quả khả quan cho giới lãnh đạo Triều Tiên là rất mờ nhạt, mong manh. Việc Mỹ triển khai một loạt vũ khí đỉnh cao đến bán đảo Triều Tiên, trong đó có động thái hiếm hoi là cùng lúc tung 3 tàu sân bay đến khu vực, có thể khiến Triều Tiên phần nào chùn bước, tạm rút lui trong các tham vọng tên lửa, hạt nhân.

Giả thuyết thức ba là những biện pháp trừng phạt hà khắc chưa từng có được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt lên Triều Tiên đã thành công trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng tiếp tục có những hành động khiêu khích vì sợ rằng họ sẽ phải hứng chịu thêm những đòn giáng vào nền kinh tế của nước họ.

Triều Tiên cũng có thể đang chờ đợi cho đến tháng Hai tới để thực hiện các vụ thử mới vì nhiều lý do. Lý do đầu tiên là thời tiết sẽ tốt lên và và điều này sẽ đem lại hiệu quả tích cực đối với vụ thử. Thứ hai, Mỹ và Hàn Quốc có kế hoạch tiến hành một cuộc tập trận quân sự vào thời gian đó. Thứ ba, Thế Vận hội Olympics Mùa đông 2018 ở thủ đô Seoul sẽ diễn vào tháng Hai. Đây là thời điểm mà thế giới đổ dồn sự tập trung vào bán đảo Triều Tiên. Đây là cơ hội để Bình Nhưỡng thực hiện một vụ thử tên lửa với mục đích thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.

Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) của Hàn Quốc hồi đầu tháng này đã dự đoán, Triều Tiên có thể thực hiện một vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trước khi năm 2017 kết thúc. “Cơ quan này đang theo dõi nhất cử nhất động của phía Triều Tiên bởi nước này có thể sẽ bắn đi một loạt tên lửa đạn đạo trong năm nay dưới vỏ bọc một vụ phóng vệ tinh và chương trình phát triển vũ trụ vì mục đích hòa bình”, giới nghị sĩ Hàn Quốc cho báo chí biết sau cuộc họp kín hôm 20/11 với giới lãnh đạo của NIS.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới