Sunday, May 19, 2024
Trang chủBiển nóngĐài Loan tăng cường hiện diện quân sự phi pháp tại Biển...

Đài Loan tăng cường hiện diện quân sự phi pháp tại Biển Đông

Đài Loan đang chiếm đóng trái phépđảo Ba Bình, hòn đảo có diện tích tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Đài Loan chiếm đóng trái phép. Nguồn: Reuters

Trang mạng Diễn đàn nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc ngày 17/7 đưa tin Đài Loan có kế hoạch bố trí 6 khẩu pháo 115 mm tại đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cùng ngày, Quốc hội Đài Loan cũng thông qua kế hoạch phát triển đội tàu của Cục Tuần duyên Đài Loan, theo đó dự kiến chi 426 tỷ Đài tệ (13,86 tỷ USD) trong 10 năm tới để đóng 141 tàu thuyền các loại.

Giới quan sát cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, Đài Loan đã liên tục gia tăng các hoạt động quân sự và dân sự tại các đảo chiếm đóng ở Biển Đông. Trong đó, Đài Loan đã ba lần tổ chức tập trận bắn đạn thật tại quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông nhằm nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, huấn luyện thực chiến của hải quân, lần thứ nhất diễn ra từ ngày 21-23/3, lần thứ hai diễn ra từ ngày 6-7/5, lần thứ ba diễn ra từ ngày 23-25/5. Theo tờ “Taipei” của Đài Loan hôm 2/01, Cục cảnh sát biển Đài Loan sẽ thiết lập hệ thống theo dõi hình ảnh bằng tia hồng ngoại tại 10 địa điểm quanh Đài Loan trong năm 2018 nhằm tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Hệ thống này sẽ hoạt động 24/24, có thể phát hiện các mục tiêu (tàu thuyền, con người…) vào ban đêm và khi thời tiết xấu. Dự kiến vào năm 2019, Đài Loan sẽ thiết lập thêm 7 hệ thống tại 3 địa điểm gồm đảo Mã Tổ, quần đảo Pratas và đảo Ba Bình. Trước đó, từ ngày 15-19/3, Đài Loan đã đưa tàu nghiên cứu Hải Nghiên 1 đến hoạt động tại các đảo Gạc Ma, Tiên Nữ và Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa. Theo sử liệu, tháng 10/1956, Hải quân Đài Loan đã chiếm đóng trái phép đảo Ba Bình (Itu Aba) của Việt Nam. Đây là đảo có diện tích tự nhiên gần 0,5 km2 lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam và nằm cách xa Đài Loan khoảng 1.600 km.

Giới chuyên gia cho rằng chính sách về Biển Đông hiện nay của Chính quyền Đài Loan do bà Thái Anh Văn đứng đầu đang chịu nhiều tác động, một mặt Đài Loan đang tích cực theo đuổi các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, mặt khác Đài Loan cũng chịu sức ép từ Chính quyền trung ương Trung Quốc. Hồi tháng 1/2018, trong “Báo cáo về tình hình khu vực Nam Hải (Biển Đông) năm 2016 – 2017” do Viện Nghiên cứu Nam Hải và Trung tâm An ninh Đại học Chính trị Đài Loan công bố, trong đó chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài (7/2016) và cảnh báo Chính quyền Đài Loan cần có thái độ tích cực hơn để duy trì lợi ích chung giữa Hai bờ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng phản đối các hoạt động tập trận trái phép của Đài Loan ở Biển Đông. “Mọi hoạt động của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm cả việc diễn tập bắn đạn thật đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố hôm 31/5.

RELATED ARTICLES

Tin mới