Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaCampuchia không chịu làm “thuộc địa của TQ”?

Campuchia không chịu làm “thuộc địa của TQ”?

Phát biểu tại lễ khởi công đường cao tốc trị giá 2 tỷ USD do Trung Quốc tài trợ ở tỉnh Kampong Speu, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố “mặc dù Trung Quốc muốn kiểm soát Campuchia, Campuchia sẽ không để Trung Quốc làm như vậy”.

Lời bào chữa muộn màng của ông Hunsen

Tuyên bố được Thủ tướng Campuchia đưa ra khi phát biểu tại lễ khởi công đường cao tốc trị giá hai tỷ USD do Trung Quốc tài trợ ở tỉnh Kampong Speu. Con đường dài gần 200 km này do Tập đoàn Cầu Đường Trung Quốc thi công và là một phần sáng kiến Vành đai và Con đường do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng. Dự án đường cao tốc đầu tiên của Campuchia này dự kiến được hoàn thành vào năm 2023, sẽ nối thủ đô Phnom Penh với Sihanoukville, khu nghỉ dưỡng và hải cảng ở phía Nam Campuchia.

Phát biểu tại lễ khởi công, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu cũng bác bỏ quan ngại về việc Bắc Kinh đang gây ảnh hưởng với Phnom Penh. Ông cho rằng một số người có ác ý “đã tô vẽ rằng khoản đầu tư của Trung Quốc là một cái bẫy”, “thực ra điều đó không đúng, mà là sự trợ giúp”.

Campuchia đã trở thành “thuộc địa” cứng của Trung Quốc

Được biết, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư, tài trợ lớn nhất tại Campuchia. Với 9 tỷ USD đầu tư vào các lĩnh vực khai khoáng, thủy điện, may mặc và đường bộ, FDI của Trung Quốc chiếm tới 44% tổng đầu tư FDI mà Campuchia nhận được trong giai đoạn 1994 – 2014. Việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng tại Campuchia đã tạo nên những thay đổi lớn về kinh tế Campuchia cũng như tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia này. Đáng chú ý, trong số các dự án Trung Quốc đang đầu tư tại Campuchia, có những dự án ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của Campuchia, cụ thể:

Hai dự án cảng tại Sihanoukville và Koh Kong do trung Quốc đầu tư có quy mô và mức độ phát triển vượt trội so với các cảng hiện có, cũng như các dự án phát triển cảng khác tại Campuchia. Cảng nước sâu tại tỉnh Koh Kong có vốn đầu tư 3,8 tỷ USD, bao gồm xây dựng cảng mới và khu phức hợp nghỉ dưỡng (bao gồm sân bay mới), diện tích vào khoảng 3.300 hecta trong Vườn Quốc gia Ream, trải dài trên 28km bờ biển Campuchia. Cảng quốc tế tại tỉnh Sihanoukville có vốn đầu tư 5,7 tỷ USD, bao gồm xây dựng cảng mới và khu phức hợp nghỉ dưỡng, diện tích vào khoảng 300 km2 và trải dài 90km bờ biển Campuchia. Như vậy, thông qua hai dự án này, Trung Quốc sẽ có khả năng kiểm soát hơn ¼ (khoảng 27%) diện tích bờ biển của Campuchia (118km/440 km bờ biển Campuchia) cùng với 33.300 hecta các khu vực đẹp nhất của nước này trong vòng 99 năm. Diện tích phát triển và khu vực giáp biển để phát triển cảng biển của hai dự án này, theo đó, sẽ lớn gấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần Sihanoukville Autonomous Port và Phnom Penh Port.

Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng công nghiệp, Trung Quốc đã đầu tư vào Đặc khu kinh tế Sihanoukville từ 2010, nhưng chỉ gặt hái được thành công từ sau 2015. Vào thời điểm phát triển năm 2010, Đặc khu kinh tế Sihanoukvillenắm giữ kỷ lục về vốn đầu tư ban đầu với 300 triệu USD, gấp 5 lần Đặc khu kinh tế Phnom Penh (68 triệu USD) và 21 lần Đặc khu kinh tế Manhattan (15 triệu USD) và là một trong năm Đặc khu kinh tế có diện tích phát triển lớn nhất với 1.114 hecta. Tuy nhiên, cho tới 2014, Đặc khu kinh tế Sihanoukville vẫn đứng sau Đặc khu kinh tế Phnom Penh về số lượng nhà máy (40 so với 50 nhà máy) và Đặc khu kinh tế Manhattan về quy mô lao động (8.500 lao động so với 28.000 lao động). Từ cuối 2014, nhờ 3 tỷ USD vốn đầu tư bổ sung, Sihanoukville đã có những bước phát triển nhanh chóng. Từ con số 40 nhà máy vào 2014 (có 20 nhà máy lúc đi vào hoạt động vào 2012), đến tháng 11/2016, Đặc khu kinh tế Sihanoukville đã trở thành Đặc khu kinh tế lớn nhất và phát triển nhất tại Campuchia với 148 nhà máy được xây dựng. Đặc khu kinh tế Sihanoukville cũng thu hút 16.000 công nhân tới làm việc, phần lớn nhận lương từ 1.800 – 2.400 USD, cao hơn từ 20 -60% so với mức lương cơ bản và gấp đôi GDP/ngườinăm 2015 của Campuchia. Ban lãnh đạo Đặc khu kinh tế Sihanoukville cũng tuyên bố kế hoạch thu hút 300 nhà máy vào năm 2020 và tạo ra 100.000 việc làm.

Cùng thời điểm với việc thông qua Đặc khu kinh tế chế biến thực phẩm đầu tiên tại Kampong Speu, trong tháng 10/2016, Trung Quốc cũng thúc đẩy dự án đường cao tốc đầu tiên tại Campuchia, nối Sihanoukville và Phnom Penh. Cao tốc Sihanoukville – Phnom Penh sẽ được xây dựng dọc theo Quốc lộ 4, dài 190 km. Cao tốc này trị giá 1,9 tỷ USD, lớn hơn tổng số tiền Trung Quốc đầu tư cho 20 con đường quan trọng và 7 cây cầu tại Campuchia trong hơn hai thập kỷ từ 1994 đến đầu 2017 (khoảng 1,22 tỷ USD). Cao tốc đầu tiên của Campuchia sẽ giúp thúc đẩy liên kết trực tiếp tốc độ cao giữa thủ đô Phnom Penh và Dự án Golden Silver Gulf của Trung Quốc tại Tỉnh Sihanoukville. Mặc dù chạy dọc theo Quốc lộ 4 của Campuchia, nhưng vai trò của Cao tốc này sẽ có hai điểm khác biệt. Một mặt, cao tốc mới sẽ giúp kết nối Dự án Golden Silver Gulf với hai sân bay Quốc tế lớn nhất của Campuchia tại Sihanoukville và Phnom Penh. Là một dự án phức hợp du lịch kèm cảng biển, Golden Silver Gulf sẽ gặt hái được các lợi ích về du lịch và xuất khẩu hàng hóa từ hai liên kết kể trên. Vào cuối năm 2016, dự án xây dựng cao tốc nối Golden Silver Gulf với sân bay quốc tế Sihanoukville (dài 7km) đã được triển khai song song với dự án cao tốc Sihanoukville – Phnom Penh (190km). Mặt khác, tuyến cao tốc mới sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Đặc khu kinh tế Sihanoukville (cũng như các Đặc khu kinh tế do Trung Quốc đầu tư) vào Cảng Sihanoukville hiện tại. Dù là Đặc khu kinh tế phát triển nhất tại Campuchia, nhưng phần lớn các công ty trong Đặc khu kinh tế Sihanoukville phải phụ thuộc vào Cảng Sihanoukville.

Cái giá cho sự nhẹ dạ cả tin của Campuchia

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen (20-23/01/2019), hai bên đã ra Thông cáo báo chí trong đó có nội dung hai bên cảm thấy vui mừng trước tình hình Biển Đông duy trì ổn định và phát triển theo hướng tốt đẹp, kêu gọi các bên liên quan tiếp tục thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm sâu sắc hợp tác thiết thực trên biển, thúc đẩy tham vấn về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Campuchia hoan nghênh và ủng hộ viễn cảnh về việc tranh thủ hoàn thành COC trong vòng 3 năm do Trung Quốc nêu ra, mong muốn cùng các bên cùng nhau nỗ lực, duy trì xu thế tích cực tham vấn về COC, tranh thủ sớm đạt được COC trên cơ sở hiệp thương nhất trí, xây dựng Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị hợp tác.

Sở dĩ Campuchia sẽ vấn tiếp tục ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tại ASEAN nói riêng và trên bình diện quốc tế nói chung là do: (1) Campuchia hiện đang chịu ảnh hưởng chi phối khác lớn từ Trung Quốc cả về chính trị lẫn kinh tế. Điều này đã được tạo ra trong một quá trình lâu dài dưới những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc. Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 22/01/2019 cho biết, Trung Quốc đã hứa sẽ viện trợ cho đất nước chùa tháp 4 tỷ nhân dân tệ, tương đương 588 triệu USD, trong khoảng thời gian từ 2019 đến 2021. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng hứa, Trung Quốc sẽ nhập khẩu 400 ngàn tấn gạo của Campuchia trong năm nay, tăng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỉ USD vào năm 2023 và khuyến khích các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào Campuchia. (2) Những diễn biến chính trị nội bộ tại Campuchia, nhất là qua các cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua cho thấy Chính quyền của Thủ tướng Hun Sen và đảng Nhân dân Campuchia (CPP) có thể đã phải dựa vào Trung Quốc để duy trì ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo trước đảng đối lập Cứu quốc Campuchia (CNRP). (3) Trung Quốc đã ủng hộ mạnh mẽ nhất việc Thủ tướng Hun Sen và CPP tranh cử tại cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng 7/2018, bất chấp những chỉ trích, trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Thậm chí, Trung Quốc đã cấp kinh phí cho Ủy ban bầu cử quốc gia và cử quan sát viên người Trung Quốc trong cuộc bầu cử. Trung Quốc còn cho Campuchia vay 259 triệu USD để xây dựng một tuyến đường vành đai ở thủ đô Phnom Penh của Vương quốc Campuchia. Ngay sau khi kết thúc bầu cử, với phần thắng thuộc về CPP, Trung Quốc đã tuyên bố “luôn luôn ủng hộ nỗ lực của Campuchia trong việc bảo vệ chủ quyền, độc lập và ổn định, và phản đối bất cứ quốc gia nước ngoài nào can thiệp vào chính trị nội bộ Phnom Penh”. “Trung Quốc cam kết sẽ hỗ trợ Campuchia hết mình trong mục tiêu duy trì sự ổn định và phát triển”, tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Người dân Campuchia bắt đầu thấy “khó chịu” về Trung Quốc

Khi du khách Trung Quốc đổ về nhiều, căng thẳng giữa các doanh nghiệp Trung Quốc và Campuchia càng tăng cao khi người dân địa phương không được hưởng lợi từ lượng khách này. Theo số liệu thống kê, hơn 1,27 triệu khách du lịch Trung Quốc đã đến Campuchia trong 8 tháng đầu năm 2018, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng không phải tất cả chủ doanh nghiệp địa phương đều hài lòng.

Theo South China Morning Post, tại Siem Reap, trung tâm du lịch và điểm khởi đầu cho các chuyến đi đến khu phức hợp đền thờ nổi tiếng Angkor Wat, một số người đang phàn nàn về việc du khách Trung Quốc áp đảo thị trường. Trong suốt đầu những năm 2000, các thị trường du lịch hàng đầu của Campuchia bị các nước phương Tây thống trị, với Mỹ, Pháp và Anh xếp hàng đầu. Giờ đây, những quốc tịch này phần lớn được thay thế bởi du khách đến từ các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã thay đổi hoàn toàn. Năm ngoái, Campuchia đã tiếp đón 5 triệu khách du lịch và ngành này chiếm 32,4% GDP của đất nước. Campuchia có kế hoạch tăng lượng khách lên 12 triệu vào năm 2025.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, Campuchia sẽ khó kiếm lời từ du khách Trung Quốc. Bill Laurance, nhà sinh thái học tại Đại học James Cook ở Australia, người nghiên cứu về tham vọng của Trung Quốc ở nước ngoài, cũng nhận xét rằng khách du lịch Trung Quốc có xu hướng tách mình khỏi các doanh nghiệp địa phương. Khách du lịch Trung Quốc thường có xu hướng ủng hộ mạnh mẽ các doanh nghiệp do Trung Quốc sở hữu và điều hành, có thể là nhà hàng, khách sạn, cửa hàng du lịch hoặc doanh nghiệp du lịch. Khi hoạt động ở nước ngoài, các công ty Trung Quốc cũng thích thuê công dân Trung Quốc làm nhân viên bất cứ khi nào có thể, thay vì thuê người dân địa phương. Laurance cho biết nguồn thu từ du lịch vì vậy không chảy về túi người Campuchia mà lại về tay người Trung Quốc.

Trong khi đó, ông Him Samnang, một hướng dẫn viên du lịch tại Angkor Focus Travel ở Siem Reap, cho biết khách Trung Quốc có xu hướng gắn với các khách sạn và nhà hàng được điều hành bởi những người có cùng quốc tịch.

Ngoài ra, giới chuyên gia cũng cho rằng sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc đã gây ra sự phẫn nộ sâu sắc đối với nhiều người Campuchia. Nhiều người dân ở đây tỏ ra ác cảm với Trung Quốc, báo chí địa phương đầy rẫy những câu chuyện về tội phạm và hành vi sai trái của Trung Quốc. Số liệu do cảnh sát Campuchia đưa ra hồi đầu năm 2018 cho thấy trong số 378 người nước ngoài bị bắt trong nửa đầu năm 2018, có tới 257 người Trung Quốc. Tuy nhiên, đầu tư và du lịch của Trung Quốc vẫn là một nguồn thu nhập khổng lồ cho Campuchia với mức tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 7% trong 10 năm qua..

Nhìn chung, Trung Quốc đang là đối tác kinh tế lớn và quan trọng nhất hiện nay của Campuchia. Vì lợi ích, Campuchia đã sẵn sàng ủng hộ Bắc Kinh xây đảo nhân tạo và quân sự hóa trên Biển Đông và Phom Penh bảo vệ Bắc Kinh khỏi sự chỉ trích của ASEAN cũng như cộng đồng quốc tế. Điều này đã và đang trở thành trở ngại không hề nhỉ cho sự đoàn kết, phát triển và tiến bộ của ASEAN,cũng như toàn khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới