Saturday, April 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTQ mở đối thoại Á-Âu tìm cách lôi kéo các nước tham...

TQ mở đối thoại Á-Âu tìm cách lôi kéo các nước tham gia Sáng kiến “Vành đai, con đường”

Ngày 2/12, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc tổ chức Đối thoại Hợp tác Á-Âu lần thứ 2 nhằm mở rộng các mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước và thúc đẩy cho Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI), trong bối cảnh Bắc Kinh đang phải đối mặt với nhiều thách thức do cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Theo truyền thống Trung Quốc, có khoảng hơn 400 đại diện đến từ 21 nước và vùng lãnh thổ và 3 tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị, trong đó tập trung thảo luận về bố cục mới quản trị hợp tác Á-Âu, thúc đẩy hợp tác quốc tế “Vành đai, con đường” và các liên kết liên quan. Diễn đàn này khiến dư luận dễ nhầm lẫn với Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), một cơ chế hợp tác đối thoại đa phương quan trọng hiện nay của các nước. Từ khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã trở thành dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này thể hiện những tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước và đã chính thức được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội XIX của Đảng. Cũng trong Đại hội này, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin hơn của Trung Quốc, khác xa chiến lược khiêm tốn “giấu mình chờ thời” mà từ lâu đã là đặc trưng của sự can dự toàn cầu của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, hiện BRI đang vấp phải những chỉ trích tại nhiều nước. Các dự án BRI quá thường xuyên có xu hướng vướng vào tham nhũng, đồng thời thiếu nghiêm trọng tính bền vững kinh tế, tính minh bạch pháp lý và sự quản trị tốt. Cùng với nhau, những thiếu sót này dẫn tới các dự án đe dọa chủ quyền, các chuẩn mực và thông lệ dưới chuẩn trong xuất khẩu và gây quan ngại về những tác động địa chiến lược của sáng kiến này. Nhiều ý kiến hiện cho rằng Trung Quốc áp dụng ngoại giao bẫy nợ thông qua BRI, khiến các nước đang phát triển lệ thuộc vào nợ và sau đó chuyển sự lệ thuộc đó thành ảnh hưởng địa chính trị. Trung tâm Phát triển toàn cầu chọn ra 8 quốc gia được coi là “đặc biệt có nguy cơ vỡ nợ” do tham gia BRI của Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc tại Sri Lanka, Pakistan và Malaysia có vai trò trung tâm đối với các cuộc tranh luận về bẫy nợ. Thiếu sự minh bạch làm gia tăng những quan ngại rằng các dự án BRI có thể khuyến khích sự quản trị yếu kém và trở thành những thỏi nam châm thu hút tham nhũng. Theo Tổ chức minh bạch quốc tế, nhiều quốc gia thuộc phạm vi của BRI vốn đã nằm trong danh sách các nước tham nhũng nhất thế giới. Bản chất không rõ ràng của các dự án BRI khiến chúng trở thành mảnh đất màu mỡ cho tình trạng tham ô và quản lý sai nguyên tắc. Trong điều kiện như vậy, các nhà lãnh đạo chính trị ở các nước BRI có thể cho rằng những dự án được Trung Quốc hậu thuẫn đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Các nhà lãnh đạo có thể tuyên bố rằng họ đang mang lại sự phát triển trong khi vẫn bòn rút ngân sách thông qua các khoản “lại quả” và các giao dịch tài chính mờ ám.

Nga nước đầu tàu trong các sáng kiến hợp tác Á-Âu hiện cũng có những tính toán nước đôi đối với BRI của Trung Quốc. Một mặt Nga ủng hộ mạnh mẽ và thúc đẩy BRI của Trung Quốc, song Nga cũng tích cực theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở các nơi khác thuộc khu vực châu Á-Âu, từ Pakistan đến Ba Lan, để hiểu được quy mô tham vọng của Bắc Kinh và cách thức hoạt động của nước này với tư cách một bên tham gia toàn cầu. Matxcova sẽ còn tiếp tục đối đầu với Washington và xa lánh EU trong nhiều năm. Trong giai đoạn đó, Trung Quốc sẽ là đối tác kinh tế và chiến lược chính của Nga. Tuy nhiên, Điện Kremlin không muốn chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc. Trong động thái mới nhất giưa Bắc Kinh và Matxcova, hai bên đã khai thông và đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí đốt tuyến phía Đông Trung Quốc-Nga sau 5 năm triển khai.

RELATED ARTICLES

Tin mới