Saturday, April 27, 2024
Trang chủBiển nóngTQ sử dụng lao động nô lệ để duy trì mở cửa...

TQ sử dụng lao động nô lệ để duy trì mở cửa các nhà máy trong dịch bệnh?

Chính quyền Trung Quốc đã bị cáo buộc cưỡng ép người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở nước này phải tiếp tục làm việc trong các nhà máy, trong bối cảnh đại dịch virus Vũ Hán bùng phát và leo thang. Trao đổi với kênh CNA, một chuyên gia về tự do tín ngưỡng nhận định Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đang buôn người, buôn bán lao động nô lệ.

Trong những tháng đầu năm 2020, khi số ca lây nhiễm Covid-19 tăng vọt ở Trung Quốc, đã có “một sự gia tăng lớn về số lượng người Duy Ngô Nhĩ được chỉ định, hoặc ‘tốt nghiệp’ từ các trại giam giữ và được phân công làm việc trong các nhà máy”, bà Nad Nadine Maenza, Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), chia sẻ với CNA.

“Vì vậy, có vẻ như vào tháng 1 năm nay, có một số lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ được chuyển từ các trại giam sang các nhà máy”, bà nói.

Ước tính có đến 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người dân tộc Kazakhstan, người Slovak và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác bị chính quyền Trung Quốc giam giữ tại khu tự trị Tân Cương. Nạn nhân tại các trại giam hoặc thành viên gia đình họ đã phải đối mặt với các hành vi tẩy não, bỏ đói, tra tấn, đánh đập, thậm chí cưỡng ép triệt sản trong các trại giam.

Một báo cáo gần đây của Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc đã nêu chi tiết việc những người bị giam đã được chuyển vào các nhà máy gần đó và trang trại nông nghiệp, và hàng hóa họ làm ra sẽ góp mặt trong chuỗi cung ứng của một số công ty lớn của Mỹ.

“Nếu những báo cáo này chính xác, thì điều đó có nghĩa là chính phủ Trung Quốc đang buôn người, buôn các lao động nô lệ từ các nhóm tôn giáo thiểu số tại đây”, bà Maenza nói.

Bà Maenza cho biết việc dịch chuyển người Duy Ngô Nhĩ vào các nhà máy đã gia tăng cùng với sự lây lan của đại dịch virus. Trung Quốc chỉ báo cáo 76 trường hợp COVID-19 tại Tân Cương, với ba ca tử vong duy nhất – một tuyên bố không thật thuyết phục, bà nói.

“Hiện giờ với một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung này, chúng tôi nghĩ những con số đó rất khó tin”, bà Ma Maenza nói.

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Vũ Hán, tâm chấn dịch bệnh, vào ngày 23/1.

Ngày hôm sau, một phần tỉnh Tân Cương cũng bị phong tỏa sau khi có ít nhất 2 trường hợp nhiễm virus Vũ Hán được phát hiện tại thành phố thủ phủ. Theo một cuộc báo cáo ngắn gọn vào ngày 26/2 của Dự án Nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ, việc phong tỏa được thông báo đột ngột khiến người dân không có đủ thời gian để mua các nhu yếu phẩm thiết yếu.

Khi một phần Tân Cương bị phong tỏa, người Duy Ngô Nhĩ đã được gửi đến làm việc tại các nhà máy tại nơi khác ở Trung Quốc để bù đắp cho sức sản xuất bị ảnh hưởng do dịch bệnh, Radio Free Asia đưa tin. Và mối đe dọa từ virus có thể gây ra một “thảm họa nhân đạo” tại các trại giam ở Tân Cương, USCIRF cảnh báo.

Được biết, các nhà máy và trường học trong khu vực đã được mở lại. Thời báo New York ngày 30/3 đưa tin, theo các nhà chức trách Trung Quốc, các nhà máy may mặc, trang trại và các mỏ dầu đã đi vào hoạt động.

Đài Á Châu Tự Do đưa tin vào ngày 31/3 cho biết các trường học ở Tân Cương đã mở cửa trở lại bất chấp những lo ngại về sự lây lan của virus Vũ Hán.

RELATED ARTICLES

Tin mới